Cơm là tinh hóa văn hóa ẩm thực trong mỗi bữa ăn của người Việt.Dù là món ăn phổ thông với cách nấu đơn giản nhưng nếu không biết cách nấu thành món ngón thì vừa mất chất lại đem bệnh tật cho cơ thể.
Ảnh minh họa
Chính vì vậy, nên chú ý tránh những sai lầm dưới đây để nấu được món cơm đầy đủ chất và dẻo ngon cho cả nhà.
Gạo mốc: Nhiều người mua quá nhiều gạo trong khi gia đình ăn thời gian ngắn không hết được nên đã để hơi lâu khiến gạo bị mốc. Tuy nhiên, một số bà nội trợ vì tiếc nên vẫn sử dụng bằng cách vo thật kỹ để dùng. Thế nhưng, cách làm này vô tình đem lại nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Theo nhiều nguồn tin cho biết, gạo bị mốc thì sẽ mốc từ bên trong nên vo bên ngoài cũng không thể hết được những vi nấm có hại cho cơ thể.
Nấu bằng nước lạnh: Việc ngâm gạo, nấu cơm bằng nước lạnh sẽ khiến các dưỡng chất trong gạo không được bảo tồn. Chính vì vậy, chuyên gia khuyên rằng nên nấu bằng nước nóng sẽ khiến lớp ngoài của hạy bị co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt vỡ. Do đó, các dưỡng chất được bảo tồn, rất tốt cho sức khỏe.
Ngâm gạo trước khi nấu cơm: Việc ngâm gạo sẽ khiến cho gạo bị trương lên, các dưỡng chất sẽ đi theo đó hòa tan trong nước, từ đó, cơm không còn nhiều dinh dưỡng nữa.
Vo gạo kỹ: Nhiều người quan niệm rằng, vo gạo nhiều sẽ khiến cơm trắng hơn nhưng lại không ai biết rằng chính phần nước đục ở hạt gạo mới chứa nhiều dưỡng chất nhất. Các chuyên gia khuyên rằng chỉ cần lắc nhẹ nước để nhặt những hạt sạn hoặc vỏ trấu còn sót lại đi chứ không nên vo gạo quá kỹ.
Trước khi vo gạo không rửa tay: Đôi tay hằng ngày chứa rất nhiều vi khuẩn khi chúng ta tiếp xúc với nhiều bề mặt khác nhau. Chính vì vậy, việc để đôi tay chưa rửa sẽ là cách nhanh nhất vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua nồi cơm.
Để cơm chín lâu: Do công việc bận rộn mà nhiều người muốn tiện lợi nên cắm cơm từ sáng để đến chưa. Điều này khiến cơm không còn tơi xốp thấp chí không được ngon. Chính vì vậy, một số lời khuyên từ các bà nội trợ thì chỉ nấu cơm chín khoảng 10-15 phút là có thể sử dụng.