Tin mới

Con lươn sống dài 6cm mắc kẹt trong cổ họng cậu bé

Thứ bảy, 10/01/2015, 11:49 (GMT+7)

Cậu bé 16 tuổi ở Bangladesh đã may mắn thoát chết, thở dễ dàng hơn sau khi bác sỹ lấy ra từ cổ họng một con lươn sống dài 6cm.

Cậu bé 16 tuổi ở Bangladesh đã may mắn thoát chết, thở dễ dàng hơn sau khi bác sỹ lấy ra từ cổ họng một con lươn sống dài 6cm.

Sự việc diễn ra khi cậu bé cùng một người bạn đi đâu cá. Cậu bé nhìn thấy hai con lươn ở dưới nước. Sau khi bắt được một con, cậu bé liền lấy hai hàm răng của mình để giữ con lươn vừa bắt được, như vậy sẽ dùng tay bắt được con lươn thứ hai. Nhưng không may, con lươn lại quẫy mạnh và trượt vào cổ họng.

Con lươn dài 6cm mắc ở cổ họng của cậu bé 16 tuổi

Sau đó, cậu bé chạy về nhà nhờ sự giúp đỡ của những người trong gia đình. Mọi người trong gia đình cố gắng kéo con lươn ra nhưng vì nó đang còn sống và di chuyển mạnh nên càng tụt sâu vào trong.

Ngay sau đó, gia đình đã đưa cậu bé đến Bệnh viện Đại học y Dhaka. Lúc này, cậu bé đã có dấu hiệu khó thở, tính mạng đang gặp nguy hiểm.

Cha của cậu bé giải thích, trong cổ họng của cậu bé có một con lươn nhưng không thể nhìn thấy để lấy ra được.

Trước tình huống khẩn cấp, bác sĩ liền cắt một lỗ nhỏ trên cổ rồi đưa ống thở vào trong. Tuy nhiên biện pháp này cũng không thể cung cấp đủ không khí cho phổi hoạt động.

Phải mất 5 tiếng sau khi sự việc diễn ra, bác sỹ mới có thể nhìn thấy đuôi của con lươn qua lỗ vừa mở và lập tức dùng kẹp để kéo nó ra ngoài. Lúc này con lươn đã chết.

 

 

Hình ảnh chụp qua X-quang

Bác sỹ Kunu Saha cho biết, đây là ca thứ hai ông từng gặp. Trường hợp đầu tiên là vào năm 1965, người đàn ông 45 tuổi đến từ Pakistan nuốt phải một con cá. Nhưng người đàn ông này không may mắn thoát chết sau 12 giờ thực hiện phẫu thuật.

Những trường hợp như thế này là rất hiếm. Cậu bé 12 tuổi này đã may mắn sống sót sau khi lươn chui vào cổ họng.

Bác sỹ Kunu Saha cho biết thêm, những trường hợp như cá sống, lươn sống chui vào cổ họng là rất nguy hiểm. Rất khó để kiểm soát bởi vì loài này sẽ ảnh hưởng đến khả năng nói, nhiều loài cá khác nhau sẽ ảnh hưởng đến bộ phận khác. Nếu cá có kích thước lớn thường bị kẹt trong cổ còn cá nhỏ và dài hơn có thể chui sâu vào các ống dẫn khí.

Bác sỹ cũng khuyên mọi người không nên dùng răng để giữ cá đang còn sống bởi đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho loài cá đi vào cổ họng, đe dọa đến mạng sống của con người.

Xem video: Choáng với độ bề của Oppo R5 có thể đóng đinh, o tô đè

 

 

Thoa Nguyễn (Daily Mail)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news