Các thiết bị kỹ thuật số cá nhân rất phổ biến hiện nay, đến nỗi thuật ngữ "screen time" thậm chí không cắt giảm nó nữa. Screen time là lượng thời gian sử dụng một thiết bị có màn hình như điện thoại thông minh, máy tính, tivi hoặc bảng điều khiển trò chơi video.
"Screen time không chỉ là thói quen mà giờ là cách sống. Đặc biệt, trong một thập kỷ vừa qua, nó đã làm rối tung cơ thể và bộ não của chúng ta.
1. Hại mắt
Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy ánh sáng xanh phát ra từ Smartphone có thể thcus đẩy sự phát triển của "các phân tử độc hại" trong mắt, dẫn đến thoái hóa điểm vàng, tức là làm giảm thị lực đáng kể. Mặc dù không phải tất cả các chuyên gia đều đồng ý với phát hiện này nhưng họ đồng tình rằng việc nhìn chằm chằm vào những màn hình nhỏ cả ngày có thể gây ra những thứ như "hội chứng thị giác máy tính" và căng mắt kỹ thuật số.
2. Không thể ngủ
Lại là do ánh sáng màu xanh chết tiệt! Ngoài các app hoặc những cảnh báo tin tức, các trò chơi gây nghiện, ánh sáng từ chính điện thoại là một thủ phạm rất lớn. Ánh sáng xanh bắt chước ánh sáng ban ngày, nó đánh lừa bộ não của chúng ta, ngăn não sản xuất melatonin, một hormone ngủ mà chúng ta cần để nghỉ ngơi thực sự.
3. Chúng ta đang tăng cân
Tương tự, bằng cách làm rối loạn melatonin, ánh sáng xanh cũng có thể làm tăng các hormone liên quan đến cơn đói và cảm giác no, làm chậm quá trình trao đổi chất của chúng ta. Thêm vào đó, ở mức độ cơ bản hơn, smartphone đang góp phần vào lối sống vốn đã quá ít vận động của chúng ta.
4. Gây hại cho tư thế của chúng ta
Có một cái tên cho vấn đề này: Dáng còng smartphone. Nó không chỉ gây đau lưng mà còn đau cổ, gây ra các vấn đề về tuần hoàn và tiêu hóa.
5. Đau khắp cơ thể
Chỉ cần google các cụm từ "selfie elbow" (khuỷu tay quá nhức mỏi, đến mức không thể tiếp tục "tự sướng" được nữa), “text neck" (triệu chứng đau cổ ở những người có thói quen “cắm mặt” hay cúi đầu nhìn xuống màn hình điện thoại di động liên tục), “texting thumb" (đau ngón tay do lướt màn hình quá nhiều). Việc sử dụng smartphone quá nhiều có thể gây đau nhức khắp cơ thể.
6. Chúng ta không suy nghĩ nhiều
Sự hiện diện của smartphone trong phòng đã làm giảm sức mạnh của bộ não, ngay cả khi bạn đã tắt màn hình của nó, một nghiên cứu năm 2017 chỉ ra.
Và, đặc biệt đối với những người suy nghĩ trực quan, smartphone ngày càng thay thế cho việc suy nghĩ, theo các nhà nghiên cứu tại ĐH Waterloo. Mọi người có thể tìm kiếm thông tin mà họ thực sự biết hoặc dễ dàng tìm hiểu, nhưng lại không cố gắng suy nghĩ về nó.
7. Chúng ta không thể nhớ điều gì
Nó được gọi là Hiệu ứng Google: Nếu bạn có thể hỏi smartphone của mình, bạn không cần phải nhớ nó. Một nhà nghiên cứu giải thích: "Chúng ta đang dần cộng sinh với các công cụ máy tính của mình, phát triển thành các hệ thống kết nối với nhau mà nhớ ít hơn, chúng ta biết nơi tìm kiếm thông tin nhiều hơn biết thông tin.
Và, nó không chỉ là thông tin mà còn cả kỷ niệm. Một nghiên cứu cho thấy hành động chụp ảnh bằng smartphong khiến việc nhớ kỷ niệm khó hơn. Ngay khi bạn nhấn chụp trên camera, dường như bạn đã thuê ngoài bộ nhớ của mình.
8. Bộ não của chúng ta thay đổi
Lười suy nghĩ và ghi nhớ có lẽ chỉ là những triệu chứng của những thay đổi cấu trúc não lớn hơn. Theo Tiến sĩ Michael Merzenich, một nhà thần kinh học tại ĐH California, mỗi tin nhắn, thông báo tin tức hay cập nhật, bộ não của chúng ta đang được điều chỉnh lại. Bạn chứng kiến những thay đổi này trong bộ não về mặt chức năng và thể chất.
9. Chúng ta bị ngắt kết nối
Một nghiên cứu từ năm 2017 cho thấy chúng ta có thể dựa vào điện thoại để biết thông tin, chúng ta bỏ lỡ những thương tác xã hội thông thường khiến chúng ta cảm thấy được kết nối. Chính những smartphone khiến chúng ta siêu kết nối theo một số cách nhất định sẽ cản trở các kết nối xã hội loài người.