Cúng Công ông Táo có nguồn gốc thế nào?
Trong quan niệm truyền thống của người Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp hàng năm chính là ngày tiễn Ông Công ông Táo về trời.
Người Việt tin rằng ông Táo chính là thần hộ mệnh mang đến nhiều may mắn cho gia chủ.
Có khá nhiều truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian nói về sự tích ông Công ông Táo nhưng phổ biến và được nhiều người truyền tụng nhất có lẽ là 'Sự tích Vua Bếp đã được lưu truyền khá rộng rãi.
Tục cúng ông Công ông Táo có nguồn gốc từ xa xưa. Ảnh: Internet
Trong tích xưa của người Việt, Thị Nhi và chồng là Trọng Cao dù ăn ở mặn nồng với nhau nhưng qua năm dài đằng đẵng vẫn không có một mụn con.
>>Xem thêm: TOP 3 con giáp dễ vướng vào cám dỗ năm 2021, đặc biệt nhất là tuổi Thìn
Chính điều này khiến người chồng là Trọng Cao hay kiếm chuyện và dằn vặt người vợ.
Một ngày, chỉ vì chuyện nhỏ mà Trọng Cao cố làm lớn chuyện, đuổi đánh Thị Nhi ra khỏi nhà.
Sau khi bỏ nhà lang bạt đến xứ khác, Thị Nhi đã gặp Phạm Lang và đem lòng yêu thương nhau. Cả hai sau đó đã kết nghĩa nên duyên vợ chồng.
Đối với Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì đã ân hận và day dứt nên đẫ lên dường tìm kiếm Thị Nhi.
Đi hết ngày này tháng khác, đến khi hết gạo hết tiền, Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường và may mắn ăn xin vào đúng nhà của Thị Nhi.
Đúng lúc Phạm Lang đi vắng, Thị Nhi lại nhận ra chồng cũ nên đã mời vào nhà, nấu cơm cho ăn.
Nhưng Phạm Lang bất chợt trở về, Thị Nhi sợ chồng nghi oan nên đã giấu Trọng Cao dưới đống rơm sau vườn.
Phạm Lang trở về để lấy tro bón ruộng nên đã nổi lửa đốt đống rơm để lấy tro. Khi thấy lửa cháy, Thị Nhi đã lao mình vào để cứu Trọng Cao.
Thấy Thị Nhi nhảy vào đống lửa Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo và cả ba đều thiệt mạng trong đám lửa.
Thấy thương tình cho tình cảm của ba người, Ngọc Hoàng đã phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.
Cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp và ý nghĩa nhân văn sâu sắc
Trong quan niệm của người Việt, ông Công ông Táo không chỉ định đoạt cát hung và phúc đức cho gia đình mà còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư cũng như giữ bình yên cho những người trong gia đình.
Trong quan niệm của học phái Lão Tử, ông Công là một trong những vị thần trông coi việc thiện, ác của từng người để bẩm báo lên Ngọc Hoàng.
Cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ảnh: Internet
GS. Trần Ngọc Thêm từng chia sẻ trên Anninhthudo cho biết, một năm mở đầu bằng Tết Nguyên đán và kết thúc vào ngày 23 tháng Chạp cũng chính là ngày cúng Ông Công ông Táo.
Đêm 30 tháng Chạp cũng chính là ngày ông Công ông Táo về với gia đình và bước vào năm mới.
Thổ Công định đoạt phúc họa cho cả nhà nên được xem là vị thần quan trọng nhất.
Trong khi đó ông bà tổ tiên cũng được tôn kính nhất nên để 'dĩ hòa vi quý' mối quan hệ này, người dân xếp cho tổ tiên ngự tài bàn thờ tôn kính nhất ở gian giữa, trong khi đó Thổ Công ở gian bên trái (theo ngũ hành, bên trái Phương Đông là nơi quan trọng thứ hai sau trung tâm.
Dù địa vị kém nhân thần nhưng quyền lực của địa thần lại lớn hơn.
Theo đó, Thổ Công được xem là Đệ nhất gia chi chủ. Mỗi khi giỗ cha mẹ, người dân đều phải khấn Thổ công trước rồi sau đó mới xin phép cho cha mẹ được 'phối hưởng'...
Cúng ông Công ông Táo ở đâu? Cúng 23 tháng Chạp trong bếp hay trên bàn thờ?
Chính vì ý nghĩa quan trọng mà việc làm mâm cúng để tiễn ông Táo lên thiên đình nhằm bẩm báo những sự việc đã xảy ra trong năm của gia đình, cũng là người kết nối gia đình với các vị thần linh trên thiên đình, nhằm chuyển tải mong ước của gia chủ trong năm mới.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa PGS.TS Trần Lâm Biền chia sẻ trên Vnreview, lễ cúng ông Công công Táo được tiến hành vào giờ nào cũng được, trong khoảng thời gian từ ngày 22 đến trước 12h ngày 23 tháng Chạp.
Mâm cúng ông Công ông Táo được nhiều gia đình coi trọng. Ảnh: Internet
Lễ cúng ông Công ông Táo diễn ra sao cho phù hợp với tục lệ của từng địa phương và hoàn cảnh của gia đình, điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng của gia chủ.
Chuyên gia Phong thủy Phạm Cương chia sẻ trên Phunutoday nếu nhà có ban thờ Táo Quân (thường đặt gần bếp) thì sẽ thắp hương ở ban thờ này.
Nếu như không có bàn thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở bàn thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì bàn thờ là nơi kết nối giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh...
Đối với nhà có trẻ con, người ta cúng Táo quân thêm một con gà luộc, gà mới lớn ngụ ý nhờ Táo Quân xin Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau lớn lên sẽ có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang.