Ngày rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) còn có tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên. Đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt. Vào ngày này, mọi nhà đều chuẩn bị làm lễ cúng rất tươm tất, chu đáo, với mong muốn cầu một năm mới Bình An, may mắn.
Ngày rằm tháng Giêng rơi vào mùa xuân, theo quan niệm dân gian, tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi. Bởi vậy, ngày này được người dân coi trọng, gửi gắm vào đó nhiều mong ước về một năm thuận hòa, sung túc,
Năm nay, ngày Rằm tháng Giêng rơi vào ngày rơi vào thứ 6, ngày 26/2/2021 dương lịch. Theo lịch can chi là ngày Ất Tỵ, ngũ hành Hỏa, ngày Hoàng đạo.
Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày nào?
Người xưa quan niệm, cúng Rằm tháng Giêng vào đúng ngày 15 là tốt nhất. Đây là thời điểm đầu tiên trăng tròn và sáng nhất của một năm.
Những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đức Phật. Trăng tròn đầu tiên cho một năm tốt lành. Theo Thượng tọa Thích Thiện Chiếu, sở dĩ người dân hay nói “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” là vì rằm tháng Giêng là rằm khởi đầu của năm, thích hợp với việc ước nguyện điều lành.
Do đó, nếu có điều kiện, các gia đình nên cúng Rằm tháng Giêng vào đúng ngày 15/1 âm lịch, tức ngày 26/2/2021 dương lịch.
Cúng Rằm tháng Giêng vào giờ nào?
Theo quan niệm của người xưa, vào ngày chính Rằm, cúng vào giờ Ngọ (từ 11h trưa đến 1h chiều) là tốt nhất. Người xưa tin rằng đây là khung giờ thần Phật giáng thế, chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.
Tuy nhiên, nếu không sắp xếp được thời gian trên, gia chủ có thể làm lễ cúng từ sáng ngày 14 tháng Giêng đến trước 19h ngày 15 tháng Giêng là được.
Một số khung giờ đẹp để Cúng Rằm tháng Giêng:
Ngày 14 tháng Giêng, tức ngày 25/2 dương lịch:
-
Giờ Thìn (7h-9h)
-
Giờ Tỵ (9h-11h) Giờ Thân (15h-17h)
-
Giờ Dậu (17h-19h).
Ngày 15 tháng Giêng, tức ngày 26/2 dương lịch:
- Giờ Thìn (7h-9h)
- Giờ Ngọ (11h-13h)
- Giờ Mùi (13h-15h)