Vua Khang Hy nổi tiếng là một người đam mê tửu sắc và cũng là người đa tình bậc nhất thời nhà Thanh, sở hữu cho mình một bộ sưu tập cung nữ phi tần đồ sộ. Nhưng trong số đó, có một mỹ nhân luôn giữ được một vị trí đặc biệt trong lòng của Khang Hy. Đó chính là Quý phi Vinh Phi.
Những ngày đầu sau khi được tiến cử vào cung
Vinh Phi tên thật là Mã Giai thị, sinh ngày 04/12/1727, là con gái của Viên ngoại lang Cái Sơn. Sau khi được tiến cung, nàng được phong làm Vinh quý nhân. Tháng 8 năm thứ 16 Khang Hy được phong là Vinh tần. Đến tháng 12 năm thứ 20 Khang Hy, nàng cùng Nghi phi Quách Lạc La Thị, Đức phi Ô Nhã Thị được tấn phong là phi. Vinh phi trở thành một trong 4 nàng phi đầu tiên của Khang Hy.
Tuy không phải là người có nhiều câu chuyện ly kì nhất, nhưng Vinh Phi nổi tiếng là người đã sinh hạ cho Khang Hy nhiều người con nhất.
Tuy không phải là người có nhiều câu chuyện ly kì nhất, nhưng Vinh Phi nổi tiếng là người đã sinh hạ cho Khang Hy nhiều người con nhất. Theo "Thanh sử cảo" có ghi, năm thứ 6 Khang Hy (tức là năm 1667), Vinh phi sinh hoàng tử đầu tiên Thừa Thụy và cũng là con đầu lòng của Hoàng đế. Lúc này, Khang Hy mới chỉ là một cậu bé mới 14 tuổi. Năm Khang Hi thứ 10 (1671), Mã Giai thị sinh hạ hoàng tử thứ 4 Tái Âm Sát Hồn, là hoàng tử duy nhất của Khang Hi có tên Mông Cổ. Năm thứ 12 (1673) bà sinh hạ Hoàng tam nữ, tức Cố Luân Vinh Hiến Công chúa. Cùng năm, Mã Giai thị tiếp tục sinh hạ thêm Hoàng lục tử Trường Hoa. Năm thứ 14 (1675), nàng tiếp tục sinh cho Khang Hy Hoàng bát tử Trường Sinh. Năm thứ 16 (1677), Mã Giai thị lâm bồn lần cuối, sinh ra Hoàng thập tử Dận Chỉ.
Tổng cộng, Mã Giai thị trải qua 6 lần sinh dục, 5 trai 1 gái, không chỉ là phi tần sinh dục sớm nhất, mà còn sinh ra nhiều con nhất cho Khang Hy đế.
Cuộc sống đầy nước mắt chốn hậu cung
Năm thứ 16, Khang Hi đại phong hậu cung. Mã Giai thị được sắc phong làm Vinh tần, địa vị cao hơn Huệ tần Na Lạp thị, Nghi tần Quách Lạc La thị và Hi tần Hách Xá Lí thị. Trong lần đại phong hậu cung tiếp theo năm Khang Hi thứ 20, Vinh tần được tấn phong Vinh phi. Tuy nhiên lúc này tứ phi trình tự đã thay đổi. Địa vị của Vinh phi giảm xuống thấp nhất trong bốn người, xếp dưới Huệ phi, Nghi phi và Đức phi. Tuy nhiên, bà và Huệ phi Na Lạp thị được Thái hậu ra chỉ dụ cùng hiệp trợ Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu lúc đó đang ở tước Hoàng quý phi xử lý lục cung sự vụ.
Vinh phi từ những năm đầu tiên nhập cung hầu hạ Khang Hi với danh phận thứ phi, không có phong hào. Ân sủng tuy không sánh được với Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu nhưng cũng có 10 năm xuân phong đắc ý, liên tục sinh sản. Điều đó thể hiện một điều là Khang Hy thực ra rất sủng ái Vinh Phi. Tuy nhiên, điều bất hạnh của nàng đó là có đến 5 người hoàng tử của Vinh Phi không may chết yểu ngay từ khi mới lọt lòng.
Nếu nhìn vào trong vòng 10 năm gần như năm nào nàng cũng sinh nở, thì nàng có chút may mắn đó là Khang Hy rất sủng ái nàng.
Người con đầu của Khang Hy, hoàng tử Thừa Thụy, mắc bệnh mà chết khi chỉ mới 3 tuổi. Tái Âm Sát Hồn, hoàng tử duy nhất mang cái tên Mông Cổ, thì qua đời chỉ 4 năm sau khi lọt lòng. Hoàng lục tử Trường Hoa cũng là một đứa trẻ khác không may chết yểu. Hoàng tử Trường Sinh, sinh năm Khang Hy thứ 14, cũng mất khi mới có 2 tuổi. Tổng cộng có đến 4 người con của Vinh Phi không sống nổi đến tuổi trưởng thành, và với tấm lòng của một người mẹ, điều đó không khác nào những nhát dao xé nát cõi lòng của nàng, hết nỗi đau này đến nỗi đau khác. Duy chỉ có Công chúa Cố Luân Vinh Hiến và Hoàng thập tử Dận Chỉ là còn sống và là dòng dõi tôn thất nhà Thanh mà Vinh Phi để lại.
Trong số ba nàng công chúa của Khang Hy, công chúa Cố Luân Vinh Hiến do Vinh Phi hạ sinh là người được Hoàng đế yêu chiều và hết mực chiều chuộng nhất. Đến tuổi cập kê, Khang Hy đã sớm chấm cho nàng một nơi êm ấm, đó là Ô Nhĩ Cổn - con trai của công chúa Ba Lâm Thục Tuệ người con gái thứ hai mà Hoàng thái hậu Hiếu Trang vô cùng yêu mến. Ô Nhĩ Cổn là một nhân tài, với nhiều chiến công hiển hách nên có nhiều điều kiện phù hợp để kết duyên với nhị công chúa.
Chân dung Cố Luân Vinh Hiến công chúa (Ảnh minh họa)
Tháng Giêng năm 30 Khang Hy (tức năm 1691), nhị công chúa được phong thành Hòa Ngạc Vinh Hiến công chúa, tháng 6 cùng năm nàng kết hôn với Ô Nhĩ Cổn của gia tộc Bác Nhĩ Tề Cát Đặc Thị Mông Cổ. Năm Khang Hy thứ 48 (tức năm 1709), Hòa Ngạc Vinh Hiến công chúa một lần nữa được tấn phong là Cố Luân Vinh Hiến công chúa. "Cố Luân" trong tiếng Mãn có nghĩa là "Thiên hạ, quốc gia, tôn quý". Những tước hiệu mà nhị công chúa có trước đó đều là những tước vị cao nhất dành cho công chúa thời nhà Thanh, và chỉ dành cho những công chúa do hoàng hậu sinh ra mới được phong, do vậy đủ thấy tình yêu mà Khang Hy dành cho công chúa cũng như Vinh Phi lớn như thế nào.
Ngoài Cố Luân Vinh Hiến công chúa ra, Vinh phi còn một hoàng tử cũng trưởng thành chính là Hoàng thập tử Dận Chỉ. Cả đời Dận Chỉ cũng thăng trầm, năm 21 tuổi mới được phong là Thành Quận Vương, năm 22 tuổi phong Bối Lặc, năm 32 tuổi mới được tấn phong là Thành Thân Vương.
Theo sử sách Dận Chỉ là người đa tài có học thức uyên thâm. Chàng tinh thông lịch pháp, số học, còn được giao biên tập điển tịch như "Luật lịch uyên nguyên", "Cổ kim đồ thư tập thành". Chàng chỉ chuyên tâm vào nghiên cứu học vấn còn không màng đến chuyện khác.
Những năm cuối đời
Nhiều ý kiến cho rằng nếu các con của Vinh Phi đều khỏe mạnh trưởng thành thì địa vị trong hậu cung của nàng không phải tầm thường. Nhưng không hiểu nguyên nhân gì mà sau 20 năm ở bên Khang Hy cho đến lúc Hoàng đế băng hà, nàng không được thêm một lần tấn phong nữa. Bản thân người con trai là Dận Chỉ cũng bị Ung Chính dè chừng sau khi lên ngôi, bằng cách đẩy chàng đến canh Cảnh lăng. Tháng 2 năm thứ 8, Ung Chính lại khôi phục lại phong hiệu Thành Thân Vương cho chàng, tháng 8 cùng năm Di Thân Vương Doãn Tường mất, vì chàng tỏ ra bất kính nên bị tước phong hiệu, giam giữ ở Vĩnh An Đình Cảnh Sơn, năm thứ 18 Ung Chính thì Thành thân vương qua đời.
Nếu 4 người con trai kia của nàng còn sống, hẳn cuộc đời Vinh phi sẽ có nhiều sự khác biệt.
Bản thân Vinh Phi sau khi thấy điều đó liền rời Tử Cấm Thành và trở về vương phủ của con trai để an dưỡng tuổi già. Năm Ung Chính thứ 5 (1727) Vinh phi qua đời, an táng ở Cảnh lăng phi viên tẩm.
Có lẽ là do cuộc đời nàng quá nhiều bất hạnh, nên Vinh Phi có thể nhìn thấu mọi đấu đá chốn hậu cung. Trải qua bao đau đớn, tính cách của nàng cũng thay đổi. Vinh Phi trở nên bình thản hơn, không còn muốn bon chen tranh giành đoạt vị nữa. Do đó, việc tấn phong với nàng trở thành một thứ quá đỗi xa xỉ, đặc biệt là khi Ung Chính lên ngôi. Nếu 4 người con trai kia của nàng còn sống, hẳn cuộc đời Vinh phi sẽ có nhiều sự khác biệt.
Nguồn: Tổng hợp