Trong rừng sâu ở vùng ngoại ô phía bắc của Chiang Mai, Thái Lan giao giới với Myanmar có một bản làng dân tộc, một phần của bản làng là tộc người cổ dài, tộc người tai to. Đến nay họ vẫn giữ được nét văn hóa và phong tục tập quán cổ xưa thu hút khách du lịch tôn trọng và yêu thích.
Miền Bắc Thái Lan là nơi có nhiều rừng núi, non xanh nước biếc, có lịch sử và văn hóa lâu đời, được mệnh danh là “Hoa hồng phương Bắc”. Trong đó, tộc người cổ dài chiếm phần lớn. Tộc người cổ dài có xuất xứ là người dân tộc thiểu số của Miến Điện (Myanmar). Họ sống sâu trong rừng núi nhờ vào trồng trọt, tự cung tự cấp. |
Những người phụ nữ trong bộ tộc đều giữ tập tục truyền thống đeo bộ vòng đồng trên cổ. Mười mấy năm trước, vì để tránh chiến tranh trong nước nên những người này đã từ Miến Điện trốn đến đây sinh sống mãi cho đến ngày nay. |
Khi đến bản làng mới biết được nơi đây chỉ là một “bản làng” tạm thời, đưa mấy người dân tộc thiểu số tụ tập lại một chỗ, thu vé vào cửa cho khách du lịch đến thăm. Mà phụ nữ cổ dài trong đó giống như bị “nuôi nhốt” trong một thế giới khép kín, cuộc sống hàng ngày phải diễn cho người ta xem, cảm thấy thất vọng! |
Điều kiện sinh hoạt của phụ nữ cổ dài hết sức đơn sơ, mỗi ngày đều dệt vải, làm thủ công mỹ nghệ để kiếm chút thu nhập. Cứ như vậy, sống trong một không gian eo hẹp và điều kiện khó khăn. |
Theo tập tục của dân tộc này, các bé gái sẽ bắt đầu đeo lên cổ một bộ vòng đồng khi bắt đầu 5 tuổi, từ 10 tuổi trở đi mỗi năm sẽ được đặt thêm một chiếc vòng đồng vào cổ cho đến 25 tuổi mới thôi. Trọng lượng tối đa phải mang là 10 kg. Trong cả đời, những chiếc vòng này chỉ được tháo ra ba lần, lần thứ nhất là ngày kết hôn, thứ hai là ngày sinh con và cuối cùng là ngày qua đời, thời gian còn lại đều phải đeo. |
Thực tế, những chiếc vòng đồng này khiến cho cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn, như vào mùa nóng bức phải hạ nhiệt cho vòng đồng, khi tắm, mặc quần áo đều phải khéo léo… |
Hiện tại, dân số của tộc người cổ dài này càng ngày càng giảm, số người xuất hiện ít đi. Không biết họ có thể duy trì được trong bao lâu, chỉ mong họ có thể trở lại cuộc sống trước đây, sinh sống tự do, khỏe mạnh và hạnh phúc dưới ánh nắng mặt trời. |
Việc người phụ nữ nơi đây đeo vòng đồng cũng có nhiều giả thuyết khác nhau. Thứ nhất cho rằng, sử dụng trang phục cùng với cổ dài này là vì cổ tộc thờ rồng cổ dài. Thứ hai là loại phụ kiện này có thể dọa hổ cọp khi họ đi kiếm ăn ở trong rừng. Thứ ba cho rằng vòng cổ này tượng trưng cho vẻ đẹp và sự giàu có. |
Cho dù là nguyên nhân gì, chúng ta cũng không muốn nhìn thấy họ trong thời đại ngày nay vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt tập tục ngày xưa, tạo thành rất nhiều bất tiện trong cuộc sống, chịu đựng ánh mắt soi xét của khách tham quan. |
Ngoài ra còn có bản làng của dân tộc thiểu số tai to, phụ nữ dân tộc tai to từ nhỏ đã phải xỏ lỗ tai, đeo vòng bạc lớn làm vành tai căng ra. Theo tuổi càng ngày càng lớn, đường kính của vòng bạc cũng tăng theo, vành tai thực tế cũng lớn lên. Vành tai càng lớn thì tuổi càng cao, tỏ vẻ càng hạnh phúc trường thọ. Nếu như bỏ vòng đeo tai ra, quả bóng bàn thậm chí có thể xuyên qua lỗ tai. |
Điều này không giống với đặc điểm đặc trưng của các dân tộc Akha như ưa chuộng răng đen, ưa chuộng thuốc phiện, ưa chuộng tình ái… Nhưng những người phụ nữ dân tộc họ không ngẩng đầu lên, không chụp ảnh với hàm răng đen của mình. Ngoài việc trồng lúa nước, trồng ngô họ còn trồng thuốc phiện, dùng thuốc phiện để trị bệnh, giảm đau. Dân tộc Akha cho rằng tình dục có thể khiến đàn ông khỏe mạnh, phụ nữ trưởng thành nhưng không cho phép kết hôn. |
Người dân trong bản làng đa số sinh sống bằng nghề thủ công mỹ nghệ và đồ trang sức, sản phẩm chế tác tuy thô sơ nhưng tự nhiên, đơn giản, biểu lộ vẻ đẹp thướt tha của người dân tộc cổ dài.
Hoàng Nguyễn (tổng hợp)