Hiện tượng “bom thời tiết” bất ngờ đổ bộ vào vùng ven biển phía đông nước Mỹ gây nên tình trạng nhiệt độ mùa đông ở quốc gia này xuống thấp kỷ lục.
Cụ thể, nhiều nơi nhiệt độ xuống thấp đến mức kỷ lục, gây bất tiện trong sinh hoạt, làm việc của người dân. Nhiệt độ cực đoan đang có xu hướng giảm mạnh, kèm theo những cơn gió cắt da cắt thịt, làm đóng băng mọi thứ mà chúng quét qua.
Nhiều người cho rằng tình trạng thời tiết lạnh giá bất thường ở Mỹ trong mùa đông năm nay có thể liên quan đến hiện tượng bão "bom thời tiết" hay bão bom.
Theo các nhà khoa học, "thủ phạm" gây ra bão bom ở Mỹ là do sự xuất hiện của khối khí nóng ẩm ngoài biển, khối khí lạnh vùng cực và rãnh áp suất thấp biến bão Grayson thành trận "bão bom" mạnh, dữ dội.
Xoáy thuận bùng nổ có thể là nguyên nhân khiến nước Mỹ hứng chịu băng giá kéo dài trong nhiều ngày qua. Ảnh minh họa
Cụ thể, không khí siêu lạnh thường bị "khóa" ở Bắc Cực trong vùng xoáy cực (vùng áp suất thấp có quy mô lớn ở tầng trên cao nằm gần cực của Trái đất). Thông thường, xoáy cực mạnh giúp cho Không khí lạnh tràn vào.
Xoáy cực quay trái chiều kim đồng hồ ở cực Bắc gọi là xoáy thuận. Theo đó, xoáy thuận bùng nổ hay "bom thời tiết" xuất hiện ở vùng trung tâm của cơn bão giảm ít nhất 0.02 atmosphere trong 24 giờ, kèm theo gió giật có thể nhanh chóng gây ra bão tuyết và lũ lụt ở vùng ven biển.
Hudah Cohen, chuyên gia nghiên cứu về môi trường trong khí quyển ở Boston (Mỹ), cho biết: "Khi suy yếu, nó sẽ gây ra một vụ nổ như đập nước và "kích hoạt" không khí lạnh ở phía nam".
Đây không phải là kỷ lục lần đầu đối với Canada, Alaska hay miền bắc Siberia, mà chỉ là một sự "nhầm lẫn" do xoáy thuận bùng nổ. Mùa đông năm nay được dự báo là lạnh hơn nhiều so với bình thường đối với phần lớn nước Mỹ.
Nhiều khu vực ở Mỹ chìm trong giá rét. Ảnh: Accuweather
"Bom thời tiết" ở Mỹ xô đổ nhiều kỷ lục
Thời tiết lạnh giá ở nước Mỹ đã kéo dài trong khoảng 10 ngày. Tính đến ngày 2/1/2018, nhiệt độ ở Boston xuống thấp hơn -20 độ C, sát kỷ lục 100 năm trước.
Theo Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), hơn 1.600 hồ sơ ghi nhận kỷ lục về lạnh giá đã buộc bị phá vỡ vào những ngày cuối cùng của tháng 12/2017.
Một lớp băng bị vỡ dọc bờ sông Hudson (Mỹ). Ảnh: AP
Greg Carbin, chuyên gia tại Trung tâm Quốc gia, cho biết, số liệu thống kê có ý nghĩa nhất là nhiệt độ trung bình ở tuần trước là lần lạnh kỷ lục thứ hai trong hơn một thế kỷ lưu giữ hồ sơ ở Minneapolis, Chicago, Detroit và thành phố Kansas.
Dù nhiệt độ ở Mỹ đang giảm sâu, nhưng phần còn lại của thế giới thì vẫn giữ ở mức nhiệt cao hơn bình thường.
Nhiều khu vực thuộc Niagara, gần biên giới giữa Mỹ và Canada đã đóng băng do nhiệt độ giảm mạnh. Ảnh: AP
Theo phân tích của Viện nghiên cứu về Biến đổi khí hậu thuộc Đại học Maine (Mỹ), nhiệt độ trung bình toàn cầu là 0,5 độ C, khu vực Bắc Cực đã ấm hơn 3,4 độ C, ấm hơn bình thường vào ngày 2/1/2018.
Dự báo nhiệt độ lạnh "dị thường" ở Mỹ
Theo dự báo của các nhà khí tượng học, sau khi quét qua bờ Đông nước Mỹ đến hết ngày 3/1/2018, cơn bão Grayson sẽ mạnh dần lên trên lộ trình di chuyển từ Florida đến Nova Scotia vào ngày 4/1, và tạo ra lượng tuyết rơi ở mức kỷ lục với sức gió mạnh khoảng cấp 3 vào hai ngày cuối tuần này.
Paul Huttner, chuyên gia Dự báo thời tiết của đài truyền thanh Minnesota (Mỹ), cho biết: "Khối không khí lạnh nhất hành tinh vừa tràn qua vùng Đông Bắc Mỹ. Với nguồn cung cấp hơi ẩm bổ sung này, chúng tôi đang trải qua sự chênh lệch rất lớn về nhiệt độ.
Thậm chí, khi cơn bão đổ bộ vào vùng New Zealand, sự chênh lệch nhiệt độ ở vùng tâm bão có thể lên tới 37 độ C. Theo đó, tỷ lệ chênh lệch nhiệt độ càng cao, thì cơn bão càng tiến sâu vào đất liền".
Hầu hết miền Đông nước Mỹ đang phải hứng chịu một đợt lạnh giá kéo dài, làm đóng băng nhiều thắng cảnh nổi tiếng. Ảnh: AP
Sự chênh lệch nhiệt độ có thể dẫn đến chênh lệch về áp suất. Khi áp suất giảm, khối khí sẽ tràn vào. Ngoài ra, áp suất càng giảm mạnh thì khối khí sẽ di chuyển càng nhanh và bão mùa đông được hình thành từ đó.
Thông thường, bão bom sẽ đạt cường độ đỉnh điểm khi tràn vào vùng New England (Mỹ), nơi sự chênh lệch nhiệt độ ở mức tối đa và sắp xuất hiện rãnh áp suất thấp ở tầng trên của bầu khí quyển.
Sức mạnh của những cơn bão mùa đông như Grayson thường phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ bề mặt và độ cao trong bầu khí quyển.
Theo dự báo, lạnh giá với tuyết rơi kỷ lục được cho là vẫn sẽ tiếp tục càn quét ở phần lớn bờ biển phía đông nước Mỹ do ảnh hưởng của "bão bom". Ngoài ra, vùng Đông Bắc vẫn có thể có gió mạnh và tuyết.
Vùng Đông Bắc nước Mỹ có thể vẫn hứng chịu gió mạnh và tuyết rơi trong ít nhất là 2 ngày cuối tuần này. Ảnh: RT
Jason Furtado, giáo sư khí tượng học của Đại học Oklahoma (Mỹ), cho biết: "Đối với vùng Đông Bắc, cuối tuần này có thể là mùa đông lạnh nhất trong khi có bão. Cái lạnh có thể chấm dứt bằng sự xuất hiện của một cơn bão lớn".
Giáo sư Furtado cho rằng, các nhà khoa học đã tranh luận rất nhiều về mối liên hệ giữa tình trạng biến đổi khí hậu do con người tạo ra và sự biến đổi tự nhiên.
Trên thực tế, biến đổi khí hậu không làm cho những xoáy cực trở nên khắc nghiệt hơn, nhưng lại là tác nhân khiến chúng di chuyển nhiều và làm cho thời tiết có vẻ cực đoan hơn.
Những biến đổi về xoáy cực có thể chính là nguyên nhân khiến nước Mỹ rơi vào tình trạng phải hứng chịu mùa đông khắc nghiệt "chưa từng có" như hiện nay.
Bài viết tham khảo các nguồn: BBC, Dailymail, Wired/Helino