Tin mới

Đã đến lúc Mỹ phát triển tên lửa đất liền chống lại Trung Quốc?

Thứ ba, 14/10/2014, 10:16 (GMT+7)

Mỹ có nên phát triển lực lượng tên lửa trên đất liền bất chấp việc làm như vậy nghĩa là sửa đổi hoặc từ bỏ Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF)?

Mỹ có nên phát triển lực lượng tên lửa trên đất liền bất chấp việc làm như vậy nghĩa là sửa đổi hoặc từ bỏ Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF)?

 

Để duy trì một chiến lược quốc phòng khi đối mặt với kho vũ khí tên lửa ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc, Washington cần xem xét các lựa chọn có vẻ không hợp lý từ vài năm trước và rõ ràng là còn gay tranh cãi cho đến ngày nay. Tất nhiên, việc sửa đổi thỏa thuận kiểm soát vũ khí và đầu tư vào những khả năng mới là những quyết định quan trọng.

Liệu Mỹ có nên phát triển lực lượng tên lửa đất liền để chống lại Trung Quốc?

Trong bài viết có tựa đề: “Time for American Land-Based Missile Forces to Counter China?”, tác giả Evan Braden Montgomery, một nghiên cứu sinh cấp cao tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Ngân sách đã đưa ra ý kiến về câu hỏi này: Liệu có phải đã đến lúc để Mỹ phát triển lực lượng tên lửa mặt đất chống lại Trung Quốc?

 

Thứ nhất, lực lượng tên lửa tương lai sẽ không linh hoạt giống như các khả năng khác. Cụ thể, khi những tên lửa nằm trong chuỗi đảo đầu tiên sẽ chỉ có ích ở khu vực Đông Á, những tên lửa tầm xa và tên lửa ngầm dưới biển lại có phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, sự thiếu linh hoạt có thể là một ưu điểm chứ không hẳn là khuyết điểm. Tàu ngầm và máy bay ném bom là vũ khí mạnh nhưng khả năng của chúng để chặn đối thủ và bảo vệ các đồng minh có thể bị giới hạn bởi thực tế là chúng luôn hoạt động ngoài tầm nhìn, đóng quân xa căn cứ và có thể bị rút về khi các tình huống dự phòng khác phát sinh. Hơn nữa, chính vì khả năng tấn công mục tiêu chính xác nên lực lượng tên lửa có nhiệm vụ hẹp có thể giúp Mỹ tăng cường tác dụng đòn bẩy trong thương lượng.

 

Thứ hai, lực lượng tên lửa mặt đất là một phần của quân đội. Quân đội thường kín đáo nhận các nhiệm vụ như bảo vệ bờ biển và tấn công tầm xa mặc dù trong lịch sử lâu dài họ vẫn thực hiện cả 2. Trong thực tế, việc phát triển tên lửa đất liền có thể giúp quân đội thực hiện nhiệm vụ mạnh mẽ hơn. Lực lượng này sẽ giúp Mỹ tái cân bằng thế trận và nguồn lực của mình tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Cuối cùng, cần chú ý đến chi phí để mở rộng bất kỳ một lực lượng tên lửa mới nào và nếu Mỹ đầu tư như vậy là không khôn ngoan bởi Trung Quốc có thể sản xuất những tên lửa rẻ hơn của Mỹ. Chi phí cho một tên lửa hành trình đối không của Trung Quốc là 175.000 USD thì giá một tên lửa đạn đạo trên mặt đất Pershing II của Mỹ là 18 triệu USD. Nhưng như thế này chẳng khác gì so táo với cam. Tên lửa hành trình có xu hướng rẻ hơn tên lửa đạn đạo. Và những vũ khí bắn ra từ trên không thường đắt hơn những vũ khí có nền tảng dưới mặt đất

Cuối cùng, việc thiết kế, phát triển và triển khai các khả năng quân sự mới chắc chắn sẽ càn phải thực hiện một số thỏa hiệp và chấp nhận những rủi ro. Nhưng cũng có thể nhận được những thành quả đáng kể.

Bảo Linh/Người đưa tin (tin tức Nationalinterest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news