Thắp hương từ lâu đã là một tín ngưỡng lâu đời của người Việt Nam. Tùy mỗ cùng miền mà quan niệm về việc thắp hương có thể khác nhau. Người ta thường tin rằng việc thắp hương giúp tổ tiên về bên con cháu, xua đuổi đi những điều không may mắn, gọi Bình An.
Vào ngày Tết, việc thắp hương còn mang ý nghĩa tri ân, tưởng nhớ về ông cha, tổ tiên, những người đã khuất. Việc thắp hương vào ngày Tết cũng có đôi chút khác biệt với việc thắp hương vào những ngày thường.
Ngày Tết thắp hương như thế nào cho đúng?
Về tâm thế thắp hương: Khi thắp hương trên bàn thờ gia đình nên có tâm thế khoan thai, bình thản, nhẹ nhàng với tấm lòng thành kính dâng hương. Tránh suy nghĩ tiêu cực, phỉ báng, không tôn trọng,.. Bạn cũng không nên thắp hương liên tục, khi có lễ cúng gì thì mới cần làm như vậy, còn khi đến chơi nhà họ hàng, người thân thì bạn chỉ cần thắp một cây hương để báo thiên địa.
Khi thắp hương nên để hương ở gần phía tim, vì người ta quan niệm như thế là “tâm hương”, mình dâng hương bằng sự thành tâm thì sẽ được phù hộ an lành và thịnh vượng cho một năm mới.
Mỗi bát chỉ nên dùng 1 nén hương, nếu là bát mới thì bạn có thể dùng 3 nén. Và khi châm hương thì chúng ta không nhất thiết phải châm cả bó khiến cho không khí thêm ngột ngạt. Việc chọn hương cũng cần lưu ý, nên sử dụng các loại hương tự nhiên, tránh loại hương tẩm hóa chất gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cả gia đình.
Khi thắp hương bạn cần thành kính, nếu ở hương còn có lửa đỏ thì bạn cần nhẹ nhảng vẩy hương đi, tuyệt đối không nên dùng miệng để thổi tắt hương. Khi dâng hương, ngoài việc thầm cầu trong lòng, hoặc tụng niệm nhỏ, không nên nói chuyện với người đứng bên cạnh.
Không đưa mũi lại gần để ngửi hương. Sau khi thắp hương, nếu thấy xung quanh lư hương nếu có tàn vãi, nên dùng khăn sạch để lau sạch sẽ và không được dùng miệng để thổi những đám tàn hương đó bay đi.
Nếu hương bị tắt, có thể nhấc ra châm lại hoặc có thể thu lại, dùng đồ đựng sạch sẽ để đốt, không nên tự ý vứt bỏ.
*Thông tin mang tính chất tham khảo*