- Thế giới người Việt đầu tiên - Ngô Phương Lan.
Đầu năm, phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trò chuyện thú vị cùng ông về một chủ đề nóng - vẻ đẹp của hoa hậu hiện đại.
Làm bố Hoa hậu vừa khó vừa dễ
- Thưa ông, với nhiều người trẻ, ông được biết đến là bố của Hoa hậu. Hỏi thật ngài đại sứ, làm bố của một hoa hậu có khó không?
- Bạn hỏi thật thì tôi cũng muốn nói thật là tôi thấy phận làm bố của hoa hậu rất thú vị, nhưng không phải lúc nào cũng thấy dễ. Ông bạn đa tài cùng thuở học trò Nguyễn Trọng Tạo nhiều khi trước đám đông, trổ tài làm MC quảng cáo bạn mình, rằng: "Đây là bạn tuổi thơ của tôi, Ngô Quang Xuân. Mỗi lần tôi giới thiệu từng là Đại sứ tại Liên Hợp Quốc, Đại sứ tại Tổ chức Thương mại thế giới WTO, ít ai nói gì... Nhưng khi tôi nói đây là bố của Hoa hậu Ngô Phương Lan thì mọi người mới "Ồ! ra thế!".
Những khi đó, tôi trở nên lóng ngóng, các bạn trẻ bắt đầu gọi tôi là chú, là bác, là bố làm tôi phải để ý chỉn chu hơn. Tôi nghĩ cái tạng của mình, cứ ăn nhậu một chút, giao lưu bạn bè một cách tự nhiên chắc là sẽ thích hợp hơn. Tôi luôn có cảm giác sau khi con mình trở thành Hoa hậu, trở thành người của công chúng, thì không những con phải không ngừng cố gắng, mà bố, cả mẹ nữa, cũng phải chú ý tự hoàn thiện bản thân mình hơn.
Hoa hậu Thế giới người Việt đầu tiên Ngô Phương Lan.
- Con gái ông, Hoa hậu Ngô Phương Lan là một trong những người có phong cách được yêu thích. Tôi tin rằng có rất nhiều ông bố muốn gặp Đại sứ để hỏi về bí quyết "dạy con thành hoa hậu". Nếu có người tìm đến, ông sẽ góp ý với họ như thế nào?
- Tôi cũng đã từng được bạn bè đòi chia sẻ bí quyết khiến tôi hay nhớ lại những kỷ niệm về nuôi dạy con. Thực sự là trước đây tôi chẳng bao giờ có suy nghĩ "dạy con thành hoa hậu" cả. Cho đến lúc cả nhà nhất trí khuyên Lan làm hồ sơ dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt lần đầu tiên được tổ chức (2007), tôi đã nghĩ thi cho vui thôi. Lan sẽ có cơ hội được giao lưu học hỏi, chứ con mình làm sao đẹp hơn con cái thiên hạ được!
Có lẽ may mắn đã mỉm cười với gia đình tôi khi Lan đăng quang với những tiêu chí của cuộc thi mà Lan đáp ứng được. Được bôn ba nhiều nơi, tôi thấy người dân Liên Xô (cũ) thường rất chú ý tới phát hiện sớm năng khiếu của con cái để tạo điều kiện cho chúng học thêm. Đó có thể là về âm nhạc, hội họa, thể thao. Tư tưởng của trường phái này cho rằng lứa tuổi trẻ em là dễ tiếp thu nhất, chúng sẽ phát triển rất nhanh những năng khiếu bẩm sinh của mình, đó là mầm mống của tài năng nếu bố mẹ nhận biết và tạo điều kiện kịp thời. Trường phái nuôi dạy trẻ em ở Mỹ lại chú trọng hơn về nuôi dưỡng phát triển sự năng động sáng tạo, nhưng không nhồi nhét kiến thức.
Đúng là tôi và nhà tôi khá chú ý đưa những góp nhặt và học hỏi từ thiên hạ vào lộ trình nuôi dạy con, tôi luôn cố gắng bên cạnh hỗ trợ tối đa cho con. Khi ở Mỹ tôi còn rất chăm chỉ hàng tuần mua cua về cho chị em Lan ăn để tăng lượng canxi... Từ nhỏ Lan tỏ ra sớm tự lập, sáng tạo, tháo vát xoay xở, học nhạc, múa hát, thời trang, học bơi đều nhanh và theo bài bản. Ngoài ra, nhiều người trong gia đình cũng cho rằng Lan may mắn được thừa hưởng những gene trội từ hai bên nội ngoại, kể cả sắc đẹp và chiều cao.
Hoa hậu Ngô Phương Lan và cha.
- Gần đây, câu chuyện về Hoa hậu và các kỹ năng giao tiếp, ứng xử của họ khi tham gia các đấu trường sắc đẹp quốc tế luôn được dư luận quan tâm và bàn tán. Là một nhà ngoại giao kỳ cựu, Đại sứ nói gì về điều này?
- Qua những gì diễn ra trên thực tế thì đây là những kỹ năng cực kỳ quan trọng cần phải có, đặc biệt khi những người đẹp của ta ra nước ngoài tham dự những đấu trường sắc đẹp. Sự quan tâm và bàn tán của dư luận theo tôi đó là dấu hiệu tốt.
Có thể vì chú ý theo dõi thường xuyên hơn nên mọi người thấy tại những cuộc thi sắc đẹp, thí sinh đại diện của ta giao tiếp ứng xử không bằng những hương sắc đến từ các nước, hoặc dư luận mong muốn những người ta cử đi dự phải được đầu tư chuẩn bị kỹ lưỡng và bài bản hơn. Bởi họ chính là sứ giả của đất nước và con người Việt, của văn hóa, của màu cờ sắc áo Việt, không thể để thiên hạ chê cười vì cách giao tiếp ứng xử của mình được.
Mỗi cuộc thi đều bắt đầu việc quan sát chấm điểm các người đẹp ngay từ ngày đầu họ bước chân tới. Ban giám khảo luôn kiên trì bên các thí sinh, lúc họ lộ diện, lúc họ ẩn đi đâu đó, họ rất trung thành với các thang điểm mà Ban tổ chức đã quy định rất chặt chẽ.
Đại sứ Ngô Quang Xuân được biết đến là một nhà ngoại giao tài ba của Việt Nam
Cái đẹp nằm trong đôi mắt của kẻ si tình
- Mới đây cuộc thi Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2014 đã tôn vinh một người đẹp với đôi gò má cao, điều mà người Việt rất kỵ trong quan niệm về dung nhan người phụ nữ Á đông. Theo ông, có phải đã đến lúc chúng ta cũng phải thay đổi cách nhìn về vẻ đẹp truyền thống Việt để đến gần hơn với tiêu chí Hoa hậu thế giới?
- Đúng là giới trẻ đang có xu hướng cho rằng một người đẹp sở hữu đôi gò má cao sẽ tạo vẻ đẹp hiện đại mới của nhan sắc Việt khi ra đấu trường quốc tế. Tôi không phản đối những đánh giá như vậy. Nhưng tôi nghĩ đôi gò má cao có đẹp hay không còn phụ thuộc vào cách nhìn của mỗi người. Giống như câu nói nổi tiếng: Vẻ đẹp không phải ở đôi má hồng mà nằm trong đôi mắt của kẻ si tình. Người Việt vẫn thích một cái gì đó hiền dịu, đằm thắm. Thế nhưng vẫn có những đôi gò má cao lại mang lại sự rạng rỡ bởi nó phù hợp với khuôn mặt, vóc dáng, và cả tính cách, phong thái thể hiện trí tuệ của người đẹp nữa.
Hoa khôi áo dài Lan Khuê, cô gái giành chiến thắng và tự tin về đôi gò má cao của mình, được các giám khảo nước ngoài đánh giá rất cao. Qua quan sát tôi thấy cách nhìn nhận đôi gò má những người đẹp sở hữu cũng có những góc cạnh khác nhau giữa thế hệ già và trẻ, giữa người phương Đông và phương Tây. - Đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều vẻ đẹp trên thế giới, xin Đại sứ cho biết vì sao các Hoa hậu Việt Nam chưa đạt được nhiều giải cao trên đấu trường nhan sắc quốc tế?
- Trước hết, mặc dù các cuộc thi sắc đẹp của ta bắt đầu từ những năm 80, nhưng chưa thể nói có đủ bề dày so với nhiều nước ở các châu lục khác. Chúng ta đều biết ở nhiều nước đã sớm có những lò luyện hoa hậu được đầu tư một cách bài bản và toàn diện, cả về đội ngũ chuyên gia huấn luyện chuyên sâu, về vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, hoạt động thường xuyên. Khu vực Mỹ La tinh có những cường quốc Hoa hậu như Venezuela, Brazil. Họ trở thành những điển hình về phát triển ngành công nghiệp đào tạo hoa hậu.
Phụ nữ Việt Nam ta rất đẹp, những người bạn quốc tế tôi biết đều đánh giá tích cực. Theo họ ra đường, tôi thấy tỉ lệ người đẹp ở Việt Nam cao hơn ở nhiều nước khác, đẹp bởi những nét duyên dáng dịu dàng, thông minh và mến khách. Tôi chia sẻ điều đó với nhiều người bạn. Đa số họ cho rằng, nếu được đầu tư thích đáng ở những lò luyện hoa hậu để được chuẩn bị kỹ và thật sự bài bản, để có được hành trang dự thi phong phú hơn. Tôi tin trong tương lai, người đẹp Việt sẽ đem về nhiều thành tích cao từ các đấu trường quốc tế.
Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền -vẻ đẹp thuần khiết Á Đông.
Mai Phương Thuý được xem là hoa hậu có vẻ đẹp "Tây" với da đen, sống mũi cao.
Hoa hậu Thuỳ Dung nhan sắc gây tranh cãi nhất trong lịch sử các cuộc thi Hoa hậu Việt Nam.
- Một điều rất dễ nhận thấy trong hầu hết các cuộc thi sắc đẹp, đó là khát vọng cháy bỏng của các cô gái. Thế nhưng, để chạm đến vương miện không phải là điều dễ dàng, thậm chí đã có những sự thỏa thuận, đổi chác?
- Tôi nghĩ rằng ai đi thi cũng có mục đích, thi hoa hậu càng phải có mục đích nhân văn, cao đẹp. Dĩ nhiên, với một cuộc thi sắc đẹp tầm cỡ quốc gia, thu hút sự chú ý của công chúng và là nơi nhiều cô gái trẻ tìm đến để thi thố, trải nghiệm, khẳng định bản thân thì "hiệu ứng" của nó càng trở nên mạnh mẽ. Sẽ có những chuyện này, chuyện kia như báo chí đã đưa tin nhưng tôi nghĩ chỉ là con sâu làm rầu nồi canh. Cái đẹp đích thực vẫn sẽ được tôn vinh.
Thực tế, đi thi hoa hậu không chỉ có những nụ cười rạng rỡ trên sân khấu sáng rực ánh đèn. Đó chỉ là bề nổi. Ít ai biết các cô gái trẻ phải trải qua những ngày rèn luyện bản thân nghiêm khắc. Những kỷ luật, quy định được đưa ra mà nếu "không đáp ứng được" họ sẽ bị loại. Đã có những cô gái đã phải dừng bước vì không chịu được áp lực. Chưa kể đến những búa rìu dư luận, những tai bay vạ gió hay những sự cố từ trên trời rơi xuống mà người đăng quang phải hứng chịu ngay khi vừa mới đội lên đầu chiếc vương miện.
Đào Bích
- Thế giới người Việt đầu tiên - Ngô Phương Lan.
Đầu năm, phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trò chuyện thú vị cùng ông về một chủ đề nóng - vẻ đẹp của hoa hậu hiện đại.
Làm bố Hoa hậu vừa khó vừa dễ
- Thưa ông, với nhiều người trẻ, ông được biết đến là bố của Hoa hậu. Hỏi thật ngài đại sứ, làm bố của một hoa hậu có khó không?
- Bạn hỏi thật thì tôi cũng muốn nói thật là tôi thấy phận làm bố của hoa hậu rất thú vị, nhưng không phải lúc nào cũng thấy dễ. Ông bạn đa tài cùng thuở học trò Nguyễn Trọng Tạo nhiều khi trước đám đông, trổ tài làm MC quảng cáo bạn mình, rằng: "Đây là bạn tuổi thơ của tôi, Ngô Quang Xuân. Mỗi lần tôi giới thiệu từng là Đại sứ tại Liên Hợp Quốc, Đại sứ tại Tổ chức Thương mại thế giới WTO, ít ai nói gì... Nhưng khi tôi nói đây là bố của Hoa hậu Ngô Phương Lan thì mọi người mới "Ồ! ra thế!".
Những khi đó, tôi trở nên lóng ngóng, các bạn trẻ bắt đầu gọi tôi là chú, là bác, là bố làm tôi phải để ý chỉn chu hơn. Tôi nghĩ cái tạng của mình, cứ ăn nhậu một chút, giao lưu bạn bè một cách tự nhiên chắc là sẽ thích hợp hơn. Tôi luôn có cảm giác sau khi con mình trở thành Hoa hậu, trở thành người của công chúng, thì không những con phải không ngừng cố gắng, mà bố, cả mẹ nữa, cũng phải chú ý tự hoàn thiện bản thân mình hơn.
Hoa hậu Thế giới người Việt đầu tiên Ngô Phương Lan.
- Con gái ông, Hoa hậu Ngô Phương Lan là một trong những người có phong cách được yêu thích. Tôi tin rằng có rất nhiều ông bố muốn gặp Đại sứ để hỏi về bí quyết "dạy con thành hoa hậu". Nếu có người tìm đến, ông sẽ góp ý với họ như thế nào?
- Tôi cũng đã từng được bạn bè đòi chia sẻ bí quyết khiến tôi hay nhớ lại những kỷ niệm về nuôi dạy con. Thực sự là trước đây tôi chẳng bao giờ có suy nghĩ "dạy con thành hoa hậu" cả. Cho đến lúc cả nhà nhất trí khuyên Lan làm hồ sơ dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt lần đầu tiên được tổ chức (2007), tôi đã nghĩ thi cho vui thôi. Lan sẽ có cơ hội được giao lưu học hỏi, chứ con mình làm sao đẹp hơn con cái thiên hạ được!
Có lẽ may mắn đã mỉm cười với gia đình tôi khi Lan đăng quang với những tiêu chí của cuộc thi mà Lan đáp ứng được. Được bôn ba nhiều nơi, tôi thấy người dân Liên Xô (cũ) thường rất chú ý tới phát hiện sớm năng khiếu của con cái để tạo điều kiện cho chúng học thêm. Đó có thể là về âm nhạc, hội họa, thể thao. Tư tưởng của trường phái này cho rằng lứa tuổi trẻ em là dễ tiếp thu nhất, chúng sẽ phát triển rất nhanh những năng khiếu bẩm sinh của mình, đó là mầm mống của tài năng nếu bố mẹ nhận biết và tạo điều kiện kịp thời. Trường phái nuôi dạy trẻ em ở Mỹ lại chú trọng hơn về nuôi dưỡng phát triển sự năng động sáng tạo, nhưng không nhồi nhét kiến thức.
Đúng là tôi và nhà tôi khá chú ý đưa những góp nhặt và học hỏi từ thiên hạ vào lộ trình nuôi dạy con, tôi luôn cố gắng bên cạnh hỗ trợ tối đa cho con. Khi ở Mỹ tôi còn rất chăm chỉ hàng tuần mua cua về cho chị em Lan ăn để tăng lượng canxi... Từ nhỏ Lan tỏ ra sớm tự lập, sáng tạo, tháo vát xoay xở, học nhạc, múa hát, thời trang, học bơi đều nhanh và theo bài bản. Ngoài ra, nhiều người trong gia đình cũng cho rằng Lan may mắn được thừa hưởng những gene trội từ hai bên nội ngoại, kể cả sắc đẹp và chiều cao.
Hoa hậu Ngô Phương Lan và cha.
- Gần đây, câu chuyện về Hoa hậu và các kỹ năng giao tiếp, ứng xử của họ khi tham gia các đấu trường sắc đẹp quốc tế luôn được dư luận quan tâm và bàn tán. Là một nhà ngoại giao kỳ cựu, Đại sứ nói gì về điều này?
- Qua những gì diễn ra trên thực tế thì đây là những kỹ năng cực kỳ quan trọng cần phải có, đặc biệt khi những người đẹp của ta ra nước ngoài tham dự những đấu trường sắc đẹp. Sự quan tâm và bàn tán của dư luận theo tôi đó là dấu hiệu tốt.
Có thể vì chú ý theo dõi thường xuyên hơn nên mọi người thấy tại những cuộc thi sắc đẹp, thí sinh đại diện của ta giao tiếp ứng xử không bằng những hương sắc đến từ các nước, hoặc dư luận mong muốn những người ta cử đi dự phải được đầu tư chuẩn bị kỹ lưỡng và bài bản hơn. Bởi họ chính là sứ giả của đất nước và con người Việt, của văn hóa, của màu cờ sắc áo Việt, không thể để thiên hạ chê cười vì cách giao tiếp ứng xử của mình được.
Mỗi cuộc thi đều bắt đầu việc quan sát chấm điểm các người đẹp ngay từ ngày đầu họ bước chân tới. Ban giám khảo luôn kiên trì bên các thí sinh, lúc họ lộ diện, lúc họ ẩn đi đâu đó, họ rất trung thành với các thang điểm mà Ban tổ chức đã quy định rất chặt chẽ.
Đại sứ Ngô Quang Xuân được biết đến là một nhà ngoại giao tài ba của Việt Nam
Cái đẹp nằm trong đôi mắt của kẻ si tình
- Mới đây cuộc thi Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2014 đã tôn vinh một người đẹp với đôi gò má cao, điều mà người Việt rất kỵ trong quan niệm về dung nhan người phụ nữ Á đông. Theo ông, có phải đã đến lúc chúng ta cũng phải thay đổi cách nhìn về vẻ đẹp truyền thống Việt để đến gần hơn với tiêu chí Hoa hậu thế giới?
- Đúng là giới trẻ đang có xu hướng cho rằng một người đẹp sở hữu đôi gò má cao sẽ tạo vẻ đẹp hiện đại mới của nhan sắc Việt khi ra đấu trường quốc tế. Tôi không phản đối những đánh giá như vậy. Nhưng tôi nghĩ đôi gò má cao có đẹp hay không còn phụ thuộc vào cách nhìn của mỗi người. Giống như câu nói nổi tiếng: Vẻ đẹp không phải ở đôi má hồng mà nằm trong đôi mắt của kẻ si tình. Người Việt vẫn thích một cái gì đó hiền dịu, đằm thắm. Thế nhưng vẫn có những đôi gò má cao lại mang lại sự rạng rỡ bởi nó phù hợp với khuôn mặt, vóc dáng, và cả tính cách, phong thái thể hiện trí tuệ của người đẹp nữa.
Hoa khôi áo dài Lan Khuê, cô gái giành chiến thắng và tự tin về đôi gò má cao của mình, được các giám khảo nước ngoài đánh giá rất cao. Qua quan sát tôi thấy cách nhìn nhận đôi gò má những người đẹp sở hữu cũng có những góc cạnh khác nhau giữa thế hệ già và trẻ, giữa người phương Đông và phương Tây.
- Đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều vẻ đẹp trên thế giới, xin Đại sứ cho biết vì sao các Hoa hậu Việt Nam chưa đạt được nhiều giải cao trên đấu trường nhan sắc quốc tế?
- Trước hết, mặc dù các cuộc thi sắc đẹp của ta bắt đầu từ những năm 80, nhưng chưa thể nói có đủ bề dày so với nhiều nước ở các châu lục khác. Chúng ta đều biết ở nhiều nước đã sớm có những lò luyện hoa hậu được đầu tư một cách bài bản và toàn diện, cả về đội ngũ chuyên gia huấn luyện chuyên sâu, về vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, hoạt động thường xuyên. Khu vực Mỹ La tinh có những cường quốc Hoa hậu như Venezuela, Brazil. Họ trở thành những điển hình về phát triển ngành công nghiệp đào tạo hoa hậu.
Phụ nữ Việt Nam ta rất đẹp, những người bạn quốc tế tôi biết đều đánh giá tích cực. Theo họ ra đường, tôi thấy tỉ lệ người đẹp ở Việt Nam cao hơn ở nhiều nước khác, đẹp bởi những nét duyên dáng dịu dàng, thông minh và mến khách. Tôi chia sẻ điều đó với nhiều người bạn. Đa số họ cho rằng, nếu được đầu tư thích đáng ở những lò luyện hoa hậu để được chuẩn bị kỹ và thật sự bài bản, để có được hành trang dự thi phong phú hơn. Tôi tin trong tương lai, người đẹp Việt sẽ đem về nhiều thành tích cao từ các đấu trường quốc tế.
Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền -vẻ đẹp thuần khiết Á Đông.
Mai Phương Thuý được xem là hoa hậu có vẻ đẹp "Tây" với da đen, sống mũi cao.
Hoa hậu Thuỳ Dung nhan sắc gây tranh cãi nhất trong lịch sử các cuộc thi Hoa hậu Việt Nam.
- Một điều rất dễ nhận thấy trong hầu hết các cuộc thi sắc đẹp, đó là khát vọng cháy bỏng của các cô gái. Thế nhưng, để chạm đến vương miện không phải là điều dễ dàng, thậm chí đã có những sự thỏa thuận, đổi chác?
- Tôi nghĩ rằng ai đi thi cũng có mục đích, thi hoa hậu càng phải có mục đích nhân văn, cao đẹp. Dĩ nhiên, với một cuộc thi sắc đẹp tầm cỡ quốc gia, thu hút sự chú ý của công chúng và là nơi nhiều cô gái trẻ tìm đến để thi thố, trải nghiệm, khẳng định bản thân thì "hiệu ứng" của nó càng trở nên mạnh mẽ. Sẽ có những chuyện này, chuyện kia như báo chí đã đưa tin nhưng tôi nghĩ chỉ là con sâu làm rầu nồi canh. Cái đẹp đích thực vẫn sẽ được tôn vinh.
Thực tế, đi thi hoa hậu không chỉ có những nụ cười rạng rỡ trên sân khấu sáng rực ánh đèn. Đó chỉ là bề nổi. Ít ai biết các cô gái trẻ phải trải qua những ngày rèn luyện bản thân nghiêm khắc. Những kỷ luật, quy định được đưa ra mà nếu "không đáp ứng được" họ sẽ bị loại. Đã có những cô gái đã phải dừng bước vì không chịu được áp lực. Chưa kể đến những búa rìu dư luận, những tai bay vạ gió hay những sự cố từ trên trời rơi xuống mà người đăng quang phải hứng chịu ngay khi vừa mới đội lên đầu chiếc vương miện.
Đào Bích