Tin mới

Đao phủ "John thánh chiến" bị Mỹ tiêu diệt bằng không kích

Thứ sáu, 13/11/2015, 14:10 (GMT+7)

Mỹ hôm 12/11 đã thực hiện một cuộc không kích tại Syria nhằm vào tên đao phủ của Nhà nước Hồi giáo (IS) được biết đến viết tên gọi “John thánh chiến”, kẻ đã sát hại các con tin người Mỹ và Anh trong những video tuyên truyền.

Mỹ hôm 12/11 đã thực hiện một cuộc không kích tại Syria nhằm vào tên đao phủ của Nhà nước Hồi giáo (IS) được biết đến viết tên gọi “John thánh chiến”, kẻ đã sát hại các con tin người Mỹ và Anh trong những video tuyên truyền.

Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, cuộc không kích dường như đã tiêu diệt Mohammed Emwazi, một công dân Anh hay còn được biết đến là đao phủ “John thánh chiến” của IS. Song người này cảnh báo vẫn còn quá sớm để đưa ra bất cứ kết luận nào.

Lầu Năm Góc cho biết họ vẫn đang đánh giá hiệu quả cuộc không kích tại thành phố Raqq thành trì của IS tại Syria.

"Chúng tôi đang đánh giá kết quả hoạt động tối 12/11 và sẽ cung cấp thêm thông tin ngay khi thích hợp" phát ngôn viên Lầu Năm Góc Peter Cook cho biết.

"John thánh chiến" xuất hiện trong những video hành quyết với trang phục màu đen bao phủ khắp người, chỉ để lộ mắt và mũi. Ảnh: Reuters

Hiện vẫn chưa rõ sẽ mất bao lâu để Lầu Năm Góc đưa ra quyết định cuối cùng.

Quan chức hàng đầu của Mỹ cho biết chiến dịch này đã được triển khai trong nhiều ngày. Tuy nhiên, những chi tiết quan trọng nhất vẫn chưa được làm rõ, bao gồm việc Mỹ làm thế nào để tiêu diệt Emwazi cũng như chiến dịch này đã được lên kế hoạch như thế nào.

Nếu “John thánh chiến” thực sự đã chết, đây sẽ là cột mốc quan trọng trong chiến dịch không kích IS do Mỹ dẫn đầu đã được phát động hơn 1 năm kể từ khi Tổng thống Obama tuyên bố sẽ đòi lại công lý cho công dân Mỹ bị tổ chức này sát hại.

Xuất hiện trong những đoạn video với một trang phục toàn màu đen trùm kín người, chỉ để lộ mắt và mũi, “John thánh chiến” đã trở thành biểu tượng đe dọa cho sự tàn bạo của IS và là một trong những tên bị truy nã gắt gao nhất trên thế giới.

Emwazi xuất hiện trong video chặt đầu hai nhà báo Mỹ là James Foley và Steven Sotloff, nhân viên cứu trợ người Mỹ Peter Kassig, hai nhân viên cứu trợ người Anh David Haines và Alan Henning, nhà báo Nhật Bản Kenji Goto, và nhiều con tin khác.

Kassig, đến từ Indiana, hay còn được biết đến với tên Abdul-Rahman, chính là tên của Emwazi sau khi cải sang đạo Hồi.

Emwazi đã sử dụng các đoạn video chặt đầu để đe dọa phương Tây, khuyên răn các đồng minh Arab, chế nhạo Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Anh David Cameron ngay trước mặt những con tin đang sợ hãi, tuyệt vọng trong những bộ quần áo màu cam.

Cuộc tấn công diễn ra khi Mỹ đang tìm cách tăng hiệu suất không kích đối với các tay súng IS, những kẻ đang chiếm lĩnh một vùng lãnh thổ rộng lớn tại Syria và Iraq mà Tổng thống Obama đã thề sẽ đánh bại.

Mỹ đã có kế hoạch triển khai thêm hàng chực lực lượng đặc nhiệm đến Syria, cung cấp nhiều hơn nữa vũ khí cho các cheiens binh Syria ủng hộ Mỹ và gia tăng tần suất không kích chống lại nhóm phiến quân này.

Lê Huyền (Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news