Cô đã thoát chết một cách kì diệu qua 3 thảm họa chìm tàu lớn nhất trong lịch sử thế giới và bảo vệ xuất sắc ngôi vị "quý cô không bao giờ chìm" của mình.
Violet Constance Jessop, sinh năm 1887 tại Argentina, là một nữ phục vụ kiêm y tá từng làm việc trên những con tàu nổi tiếng. Bản thân Violet cũng được thế giới biết đến khi những con tàu có sự xuất hiện của cô đều chung một kết cục là bị... đắm giữa đại dương.
Nhắc tới người phụ nữ này, nhiều người đã ví von rằng nếu ai đó có thể sống sót trước bão tố của Đại Tây Dương thì chắc chắn đó phải là Violet.
Chân dung người phụ nữ được mệnh danh là "quý cô không bao giờ chìm".
Thế giới luôn có những người may mắn một cách kì lạ, và Violet là một trong số đó. Ngay từ khi còn là một đứa trẻ 3 tuổi, Violet đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần khi chiến thắng căn bệnh lao quái ác.
Khi ấy, các bác sĩ đã chẩn đoán rằng cô không thể sống quá một năm nữa, nhưng thực tế lại chứng minh điều ngược lại. Violet... tự khỏi bệnh một cách kì lạ.
Lần thoát chết thứ nhất
Vào năm 21 tuổi, Violet chính thức "thử thách vận may" của mình lần đầu tiên. Với vóc dáng nhỏ nhắn, khuôn mặt trẻ trung, tươi tắn, Violet nhanh chóng trở thành niềm ao ước của nhiều nhân viên trên tàu và điều đó đã khiến cô gái phải chật vật với công việc của mình.
Do các chủ tàu chỉ thích tuyển những người phụ nữ trung niên nhằm tránh rắc rối xảy đến với nhân viên lẫn hành khách nên Violet đã phải tự làm xấu ngoại hình của mình.
Violet có một nhan sắc kiều diễm.
Cuối cùng, tới năm 1909, cô cũng kiếm được công việc trên con tàu Jessop Orinoco sau khi được hãng White Star Line nhận.
Đến năm 1910, cô được điều chuyển sang phục vụ trên Olympic, con tàu sang trọng chở được nhiều người nhất thế giới vào thời điểm đó. Dù công việc vất vả, lương lại không cao những Violet lại rất thích và không nỡ bỏ.
Cứ ngỡ mọi chuyện sẽ bình lặng êm ả trôi thì tới năm 1911, câu chuyện về sự thoát chết thần kì của Violet bắt đầu được viết những trang đầu tiên.
Chiếc tàu Olympic đã bất ngờ va chạm với một con tàu khác có tên là RMS Hawke bên ngoài Tiểu đảo Wight. Với cú đâm đó, nhiều người cho rằng tàu Olympic đã có thể chìm nếu không được đưa vào bờ kịp thời.
Tàu Olympic (bên trái) nhận một lỗ thủng trên thân và tàu Hawke (bên phải) thì méo mó biến dạng sau cú va chạm lớn.
May mắn thay, lỗ hổng trên thân tàu Olympic tuy nghiêm trọng nhưng nó vẫn có thể cập cảng an toàn. Tổn thất sau tai nạn không quá nghiêm trọng và Violet vẫn Bình An vô sự
Lần thoát chết thứ hai
Lo sợ tai nạn tàu có thể ập đến bất kì lúc nào, Violet đã từ bỏ những tháng ngày lênh đênh trên biển để về phục vụ ở đất liền. Tuy nhiên 2 năm sau đó, con tàu RMS Tintanic ra đời.
Hãng White Star Line lại tiếp tục tuyển dụng nhân viên phục vụ cho khoang VIP trên còn tàu "chị em" với tàu Olympic trước đó.
Được mệnh danh là ‘"con tàu không thể chìm" và được coi là lớn nhất thời bấy giờ, Titanic là mơ ước của biết bao người. Do đã quen việc nên Violet nhanh chóng được quản lý tàu mời tới làm việc.
Ban đầu, Violet cũng khá băn khoăn và ngập ngừng. Thế nhưng khi biết được Titanic là con tàu "bất khả chiến bại", Violet cũng đồng ý.
Tranh vẽ tái hiện lại tình trạng của tàu Titanic sau khi đâm vào tảng băng trôi.
Thế nhưng, chẳng ai đoán trước được điều gì, và việc tàu Titanic đâm phải tảng băng trôi cũng nằm ngoài dự tính của mọi người. Khi cú va chạm xảy ra, Violet đang ngủ trong phòng. Tiếng đâm mạnh cùng tiếng người hoảng hốt tháo chạy đã khiến Violet giật mình tỉnh giấc.
Chạy lên boong tàu, Violet chỉ kịp nhìn thấy cảnh tượng hỗn loạn trước mắt. Dù không hiểu chuyện gì đang diễn ra nhưng Violet vẫn nhận thấy tình hình đang nguy cấp. Cô vội vàng giúp những hành khách trên tàu tìm thuyền cứu hộ.
Một lúc sau, chợt có lực từ phía khác đẩy Violet xuống chiếc thuyền cứu sinh ở dưới. Khi đang chưa hiểu được chuyện gì, Violet đã được ấn vào lòng một đứa trẻ nhỏ. Và thế là cô cùng những người trên thuyền cứu sinh đã thoát chết khi được đưa vào đất liền an toàn.
Đó là cách Violet thoát chết khỏi tai nạn tàu lần thứ hai.
Lần thoát chết thứ ba
Đến năm 1916, Violet tiếp tục làm việc trên tàu Britannic nhưng ở một nhiệm vụ khác - y tá cho Hội Chữ Thập Đỏ Anh Quốc. Đó là giai đoạn Thế chiến thứ nhất bùng nổ.
Phải chăng do Britannic có sự xuất hiện của Violet nên nó cũng không tránh khỏi họa chìm tàu? Khi Britannic đang cách đảo Kea bốn dặm va phải thủy lôi và bị đắm ở biển Aegean gần Hy Lạp.
Vụ nổ đã khiến mạn phải tàu bị xé toạc, nước tràn vào khoang tàu. Chần chừ thêm chút nữa là sẽ chết, Violet bèn liều mình nhảy xuống biển.
Cú nhảy thoát thân đã khiến đầu cô bị đập mạnh vào thân tàu. Khi Violet đã mất hết hi vọng về sự sống của mình thì một chiếc xuồng lớn gần đó đi tới, kéo cô ra khỏi tay Thần Chết. Đó là lần thoát chết thứ 3 đầy kì diệu của Violet.
Violet đã thoát chết 3 lần một cách kì diệu.
Cả 3 con tàu mà Jessop gặp nạn đều thuộc loại tàu chở khách hạng sang, được đóng tại xưởng đóng tàu Harland & Wolff (Ireland), sản xuất theo đơn đặt hàng của hãng White Star Line.
Do thảm họa liên tục đến với mình nên nhiều người đã khuyên Violet nên từ bỏ việc bám tàu. Tuy nhiên, Violet chỉ thực sự nghỉ hưu khi bước sang tuổi 61 và qua đời 23 năm sau đó. Violet mất do bị suy tim, và có vẻ như sau vài lần "bắt hụt", thần Chết đã không bỏ qua bà nữa.
(Theo Thể thao văn hóa/ TTXVN)