Tin mới

Đề xuất không dùng kết quả học bạ để tính điểm tốt nghiệp, học sinh mất 'phao cứu sinh'

Thứ hai, 31/08/2020, 10:10 (GMT+7)

Sau hàng loạt các cải cách giáo dục, nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc không cần phải dùng kết quả học bạ để xét tốt nghiệp cho học sinh THPT.

Năm 2014, trước khi chính thức chuyển sang kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT đã có nhiều thay đổi quan trọng như số môn thi chỉ còn 4 thay vì 6 môn như trước đây, trong đó đã có những môn được tự chọn. Điểm liệt các môn được nâng lên là 1 điểm thay vì 0 điểm. Và quan trọng nhất của đề xuất lần này là điểm trung bình lớp 12 được đưa vào công thức tính điểm xét tốt nghiệp với trọng số 50% (chưa tính điểm khuyến khích).

Đề xuất không dùng kết quả học bạ để tính điểm tốt nghiệp (ảnh internet)

Việc đưa điểm trung bình lớp 12 vào công thức tính điểm xét tốt nghiệp khiến cho kết quả thi và xét tốt nghiệp năm 2014 có nhiều đột biến. Bởi dù điểm liệt là 1 điểm thì tỉ lệ tốt nghiệp chung của cả nước cũng vượt 99,09%, trong đó nhiều tỉnh, thành thậm chí có tỷ lệ tốt nghiệp 100%. Tương tự các kỳ thi gần đây, tỉ lệ tốt nghiệp cũng trên 90%.

>> Xem thêm: Nữ sinh đạt 3 điểm 10 thi tốt nghiệp: Món quà đặc biệt tặng người bố đã khuất!

Từ đó có thể thấy, tỉ lệ tốt nghiệp có sự đóng góp không nhỏ của điểm trung bình học tập lớp 12. Thậm chí, nhiều trường còn "nói ngầm" rằng chỉ cần học sinh không bị điểm liệt là đỗ tốt nghiệp bởi hiện nay, kết quả xét tốt nghiệp phụ thuộc vào học bạ rất lớn.

Vô hình chung, học bạ trở thành "phao cứu sinh" trong việc xét tốt nghiệp đối với nhiều học sinh. Nếu đối sánh điểm trung bình lớp 12 của các trường THPT với điểm thi THPT quốc gia của chính trường đó, sẽ thấy có những trường chênh lệch đến 3-4 điểm.

(ảnh minh họa internet)

Ở trên bình diện một tỉnh, vừa qua, theo kết quả đối sánh của Bộ GD&ĐT công bố giữa điểm trung bình thi và điểm trung bình học bạ, có địa phương chênh đến gần 2 điểm.

Theo TS Lê Trường Tùng (trường ĐH FPT) trao đổi với Tiền Phong, chỉ tính điểm thi tốt nghiệp THPT 2020, tỷ lệ tốt nghiệp cả nước là 86,18%. Bằng cách tính này, có địa phương, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đã gần 100% như Bình Dương là 99,43%, Nam Định 98,33%, Vĩnh Phúc 97,46%, TPHCM 96,97%, Ninh Bình 96,80%.

>> Xem thêm: Cô bé đeo bờm đỏ trong bài tự thuật là ai, sống ra sao sau 16 năm 'chễm chệ' trên sách giáo khoa?

Các địa phương có tỷ lệ tốt nghiệp ở tốp thấp nhất khi chưa tính điểm học bạ và điểm ưu tiên là Hà Giang với 39,43%, Sơn La 52,06%, Hòa Bình 54,75%, Cao Bằng 57,14%, Bắc Kạn 67,42%. Có thể thấy, nếu không dựa vào “phao cứu sinh”, cả nước cũng chỉ có 5 địa phương có tỷ lệ tốt nghiệp dưới 70%.

Trong khi đó, những năm trước, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp nếu không dựa vào học bạ chỉ khoảng dưới 60%. Từ thực tế này, ông Tùng cho rằng, đề thi đã gần hơn với mục tiêu xét tốt nghiệp. Như vậy, đã đến lúc, từ năm 2021, bỏ việc tính điểm học bạ (30%) trong kỳ thi tốt nghiệp. Khi đó, các trường, giáo viên sẽ tự thay đổi cách thức cho điểm học bạ, như vậy điểm học bạ sẽ thực chất hơn.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news