Theo Reuters, tổng số ca nhiễm Covid-19 tại quốc gia đang là 'ổ dịch' lớn nhất châu Âu tăng từ 27.980 lên 31.506 trong 24 giờ qua. Mức tăng đó, tương đương 12,6%, là mức tăng theo ngày chậm nhất từ khi Italy trở thành ổ dịch.
Tính đến sáng nay, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới 198.178, trong khi số ca tử vong là 7.965, hàng nghìn ca nhiễm mới được báo cáo tại nhiều nước châu Âu.
Với số lượng người chết vì Covid-19 gia tăng hàng ngày một cách chóng mặt, nhiều bệnh nhân tại Italia đang lo ngại rằng họ có thể qua đời mà không được tổ chức tang lễ. Ảnh: AP
Đại dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng, vươn tới 165 quốc gia và vùng lãnh thổ. Châu Âu trở thành tâm dịch toàn cầu với số ca nhiễm mới tăng mạnh ở một số quốc gia như Italy, Đức, Pháp.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận hiện đã có 165 quốc gia/vùng lãnh thổ có người mắc bệnh COVID-19. Trong 24h qua, dịch bệnh đã khiến 799 người thiệt mạng.
Ngày 17/3, người đứng đầu Trung tâm y tế khẩn cấp của Tây Ban Nha Fernando Simon cho biết số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này đã vượt 10.000 ca và số ca tử vong lên tới 491 ca.
Tính tới 9h00 sáng 17/3 (giờ địa phương, 16h chiều cùng ngày giờ Việt Nam) Bộ Y tế Anh thông báo, số ca nhiễm mới virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) tại "xứ sở sương mù" trong vòng 24 giờ qua là 407, tăng từ 1.543 người lên thành 1.950 người (tương đương 26%), trong đó 56 ca tử vong và 50.442 người tại Anh đã được xét nghiệm.
Tính đến tối 17/3, Việt Nam ghi nhận 66 ca dương tính với Covid-19, trong đó 16 trường hợp đã xuất viện. Số ca nghi nhiễm là 102, còn số người cách ly là 29.929 (cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 21.825). Ảnh: BYT
Rạng sáng 18/3, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định áp đặt lệnh cấm nhập cảnh trong 30 ngày đối với những người không phải công dân EU nhằm đối phó với sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra.
Trong khi đó, Ấn Độ quốc gia đông dân thứ thế giới có thể trở thành điểm nóng toàn cầu tiếp theo về Covid-19, tờ SCMP dẫn lời giới chuyên gia cảnh báo rằng, các biện pháp ngăn chặn Covid-19 đã được các quốc gia chua Á khác áp dụng thành công có thể không hiệu quả nếu thực hiện ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới này.
Hôm thứ Ba, Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ tuyên bố, họ đã tăng cường năng lực xét nghiệm từ 500 mẫu/ngày lên 8.000 mẫu/ngày. Tổng giám đốc Balram Bhargava cho biết không có bằng chứng nào về việc lây lan virus trong cộng đồng.
Nhưng một số chuyên gia ở quốc gia 1,3 tỷ dân nói rằng điều đó sẽ không đủ để ngăn chặn sự lây lan. Các biện pháp có thể không khả thi ở các thành phố có mật độ dân số cao và cơ sở hạ tầng y tế yếu kém.