Theo hãng tin AFP,, Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bày tỏ quan điểm: "Đây là vấn đề khẩn cấp tại Trung Quốc, nhưng vẫn chưa trở thành vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu".
Việc tuyên bố một dịch bệnh nào đó là "Tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế" của WHO sẽ đòi hỏi các quốc gia phải đồng thời tăng cường các biện pháp xử lý ngăn chặn dịch ở quy mô quốc tế.
WHO cho rằng đây không phải dấu hiệu cho thấy tình trạng không nghiêm trọng. Ảnh: Internet
Viêm phổi cấp do chủng virus mới thuộc họ corona (nCoV) khởi phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc từ cuối tháng 12/2019, khiến 25 người chết và khoảng 800 trường hợp mắc bệnh trên toàn cầu tính tới sáng 24/1. Dịch đã xuất hiện ở Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Arab Saudi, Singapore và Việt Nam.
Mới đây, Trung Quốc đã phong tỏa ba thành phố hôm 23/1, bao gồm Vũ Hán, Hoàng Cương và Ngạc Châu, tâm điểm của đợt bùng phát virus corona mới làm 17 người chết và lây nhiễm gần 600 người.
Dù cách ly những người bị bệnh là biện pháp đã có từ nhiều thế kỷ, việc đóng cửa các thành phố với dân số lên tới hàng chục triệu người như vậy được thực hiện ở quy mô chưa từng có tiền lệ, theo nhận định của giới chuyên gia.
Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành công điện về việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.
Ảnh: Internet
Theo đó, để chủ động kiểm soát ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Bộ Y tế chỉ đạo tổ chức kiểm soát chặt chẽ hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu (đường bộ, đường thủy, đường hàng không). Nếu phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc thì tổ chức cách ly, quản lý kịp thời, có các phương án đáp ứng hiệu quả phù hợp với tình hình dịch.