Mụn xuất hiện ở mỗi vùng cơ thể cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp trục trặc nào đó.
Vì vậy, bạn không nên chỉ lo lắng khi thấy mụn xuất hiện trên mặt. Mụn xuất hiện ở bất kì nơi nào trên từng vùng cơ thể cũng cần được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời.
Vùng 1 - cổ: Do các vấn đề nội tiết tố
Cũng giống như mụn xuất hiện ở bên hàm, mụn trứng cá trên cổ có thể chỉ ra rằng tuyến thượng thận của bạn đang gặp trục trặc, do yếu tố nội tiết gây ra. Nguyên nhân khác gây ra tình trạng này có thể do căng thẳng hoặc lượng đường trong máu tăng quá mức.
Phòng tránh: Không mặc áo sơ mi với cổ áo quá chật hoặc để tóc thường xuyên chạm vào da ở vùng này.
Vùng 2&3 - 2 bên vai: Do căng thẳng
Mụn trứng cá ở vai có thể cảnh báo nguyên nhân là do bạn đang trong tình trạng căng thẳng quá mức, tâm trạng nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Nguyên nhân khác cũng có thể là do bạn đeo túi xách thường xuyên gây ra ma sát vào vùng da này.
Phòng tránh: Tránh đeo túi quá nặng hoặc mặc áo quá chật cọ xát vào 2 bên vai.
Vùng 4 - ngực: Do rắc rối ở hệ thống tiêu hóa
Nếu không phải do bạn mặc quần áo quá bí (bằng cách chất liệu như polyester hoặc nylon), loại trừ khả năng nhiễm nấm (đặc biệt là nếu bạn có mụn đầu trắng nhỏ trên ngực, áp dụng phương pháp điều trị mụn trứng cá không hiệu quả) và dị ứng... mà vẫn thấy mụn trứng cá xuất hiện trên ngực thì nguyên nhân rất có thể do những rắc rối về tiêu hóa. Chế độ ăn uống nghèo, thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn thức ăn quá cay hoặc uống quá nhiều đồ uống lạnh thường xuyên cũng có thể dẫn đến mụn xuất hiện ở ngực.
Phòng tránh: Ăn uống lành mạnh, tránh ăn quá cay và uống lạnh thường xuyên.
Ảnh minh họa |
Vùng 5&6 - 2 bên khuỷu tay: Thiếu vitamin trong cơ thể
Mụn xuất hiện ở 2 bên khuỷu tay có thể là do da khô, máu lưu thông kém do cơ thể thiếu vitamin lượng tế bào chết tại nang lông quá nhiều.
Phòng tránh: Tẩy da chết và dưỡng ẩm da thường xuyên. Nếu cách này vẫn không không có tác dụng thì nguyên nhân chắc chắn do thiếu vitamin. Vì vậy, bạn cần bổ sung vitamin từ chế độ ăn uống của mình.
Vùng 7 - bụng dưới: Mức độ đường huyết cao
Có rất ít tuyến dầu ở khu vực này, vì vậy, mụn trứng cá rất ít khi xuất hiện ở đây. Nếu mụn trứng cá xuất hiện ở vùng này thì rất có thể do những nguyên nhân như: mặc quần áo bó sát hoặc lượng đường trong máu cao.
Phòng tránh: Ăn uống lành mạnh để ổn định đường huyết, tránh ăn đồ ăn nhiều đường hoặc nhiều dầu mỡ.
Vùng 8 - vùng chậu: Do yếu tố vệ sinh hoặc mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
Mụn trứng cá ở vùng chậu có thể xuất hiện do lông mọc dưới da hoặc do bạn dọn dẹp "vùng kín". Vệ sinh cá nhân kém cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này. Đáng lo ngại hơn là trường hợp mụn cóc đó là các triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục (đặc biệt là nếu bạn có thêm các triệu chứng khác như ngứa kéo dài 3-4 ngày...).
Phòng tránh: Giữ vệ sinh sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn...
Vùng 9&10 - 2 bên đùi: Do da nhạy cảm hoặc dị ứng
Mụn trứng cá trên đùi và chân trên thường thể hiện một phản ứng của da đối với sữa dưỡng thể, sữa tắm, bột giặt, nước xả vải... Nếu mụn mọc ở 2 bắp chân thì có thể là do dị ứng da sau khi waxing hoặc cạo lông chân.
Phòng tránh: Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, dùng kem dưỡng ẩm và các sản phẩm vệ sinh không gây kích ứng da.
Vùng 11&12 - lưng: Do hệ thần kinh và hệ thống tiêu hóa
Đây là một trong những khu vực cơ thể phổ biến xuất hiện mụn trứng cá và các lý do thường bao gồm dị ứng, mồ hôi quá nhiều, không tắm sau khi tập thể dục, ma sát từ thiết bị thể thao, mặc quần áo quá chật và không thoáng khí, dây quai ba lô, bị kích thích bởi vì các sản phẩm làm tóc hoặc chăm sóc cơ thể, phản ứng với bột giặt trên quần áo, nước xả vải... Nếu bạn không gặp phải nguyên nhân nào trong số các nguyên nhân trên thì nên xem lại chế độ ăn uống của bạn, rất có thể do bạn ăn nhiều thực phẩm chiên và có lượng calo cao hoặc do bạn không ngủ đủ giấc...
Phòng tránh: Giữ vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo thoáng khí, ăn uống lành mạnh...
Khu 13&14 - mông: Do kém vệ sinh hoặc do ăn uống thiếu dinh dưỡng
Thường có ba lý do để mụn trứng cá để hiển thị trên mông: do mặc đồ lót dơ bẩn, không thoáng khí hoặc quá chặt; da quá khô và chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc hệ tiêu hóa gặp trục trặc do uống quá nhiều đồ uống lạnh hoặc ăn nhiều thực phẩm nhiều gia vị. Vì vậy, nếu mụn không giảm sau khi bạn đã giữ ẩm da, mặc quần áo thoáng khí thì bạn nên xem lại thói quen ăn uống của mình.
Phòng tránh: Giữ ẩm cho da vùng này, mặc quần áo thoáng khí và ăn uống lành mạnh.