Vào thời đại mê muội ấy, nhiều người châu Á, châu Phi và người Mỹ bản địa đã bị bắt giữ và ép phải làm vật trưng bày, thăm quan trong các sở thú, hội chợ và đôi khi là cả những sự kiện như "Olyimpic cho giống man di".
Hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức đang ngày đêm đấu tranh cho quyền tự do của động vật với đích đến cuối cùng là giải phóng chúng khỏi các cũi sắt, hay thậm chí là các vườn thú để đưa tất cả trở về với thiên nhiên. Thế nhưng bạn có biết rằng, trong quá khứ tăm tối, có những giai đoạn lịch sử đã từng tồn tại "vườn thú người", nơi mà con người bị nuôi nhốt như thú vật để làm thú vui tham quan cho khách?
Bức ảnh trên chụp lại hai người dân tộc Selk’Nam, từng bị nuôi nhốt ở Châu Âu để trưng bày cho du khách thăm thú.
Những người này cũng chịu chung số phận với cặp đôi Selk'Nam kể trên.
Carl Hagenbeck thường được coi là người đã tạo ra khái niệm sở thú hiện đại, mô phỏng lại hệ sinh thái nhỏ của loài vật, đồng thời không có các thanh chắn như vườn thú truyền thống. Tuy nhiên, một điều ít được biết đến khác, ông cũng là người đầu tiên triển lãm con người và tạo ra một "sở thú con người", hay "vườn người". Vào năm 1889, với sự cho phép của chính phủ Chilê, ông đã bắt 11 người thuộc bộ lạc Selk'Nam rồi đem nhốt vào các khu thăm quan rồi đem đi trưng bày khắp châu Âu. Cùng số phận với những người này còn có một số bộ lạc bản địa khác với số phận tương tự.
Một cô bé người châu Phi bị nuôi nhốt như thú vật ở Brussel, Bỉ vào năm 1958.
Người châu Phi và người Mỹ bản địa thường được giữ trong các vườn thú dưới dạng các hiện vật - một sự thực khá ám ảnh đã hiện diện trong suốt những năm 1950. Ở Đức, người châu Phi được trưng bày tại các vườn thú và lễ hội trong suốt thế kỷ 20 - chính là thứ có tên "People's Show". Sở thú Cincinnati đã từng giữ 100 người Mỹ bản địa trong một khu làng trong khoảng ba tháng, và điều này đã làm dư luận công phẫn trong một thời gian khá dài.
Ota Benga, một người lùn người Congo được trưng bày tại vườn thú Bronx ở thành phố New York vào năm 1906, thường bị buộc phải mang theo những con đười ươi và khỉ để diễn trò.
Ota phải sống trong một chiếc chuồng không khác gì chuồng khỉ. Tất cả những gì được viết bên ngoài chiếc chuồng là những đặc điểm như chiều cao, cân nặng và tên gọi của anh; không khác gì cách các sở thú vẫn làm để đánh dấu các con vật.
Những hình ảnh trên đây được chụp lại từ Jardin d’Agronomie Tropicale, một "sở thú người' từng tồn tại ở Pháp trong suốt những năm 1900.
Một phụ nữ châu Phi tên Sarah "Saartjie" Baartman từng bị lừa tới London để trở thành vật trưng bày. Sau này, cô chết trong bệnh tật và đói khát, hộp sọ, tóc và não bộ bị lưu lại để tiếp tục... triển lãm tại Bảo Tàng Tự Nhiên Học London trong khoảng thời gian từ năm 1974 tới tận năm 2002.
Một người mẹ Châu Phi và đứa con của mình bị trưng bày tại Đức, trong một khu vực được gọi là "Làng da đen".
Ở đây, họ bị cách ly như con vật, thường bị người quản lý lùa ra để cho khách thăm quan.
Hàng trăm người Châu Á và Châu Phi từng bị nhiều đoàn triển lãm đưa đi khắp thế giới để trưng bày trong các show tạp kỹ. Họ được coi là 'giống vật lạ' đối với người văn minh Châu Âu lúc bấy giờ.
Một góc triển lãm trưng bày người ở Paris vào năm 1931.
Trong suốt triển lãm này, những người lùn bẩm sinh bị ép phải nhảy múa và làm trò cho các khách thăm quan thưởng lãm.
Chân dung 5 người Ấn Độ từng bị đưa sang châu Âu để phục vụ khách thăm quan vào năm 1881.
"Olympic cho đám man di" là cái tên mà những người da trắng từng đặt ra khi bắt nhiều bộ lạc thổ dân trình diễn các kỹ năng sinh tồn. Ảnh được chụp tại St Louis vào năm 1904.
Theo Helino/Trí thức trẻ