Con đường đến với thượng đỉnh của hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Kim Jong-un chưa bao giờ dễ dàng.
Ngày 4/7/2017, Triều Tiên đã tiến hành thử tên lửa Hwasong-14, mà theo lời lãnh đạo Kim Jong-un, đây là món quà đặc biệt dành tặng Washington "nhân dịp quốc khánh Mỹ", để "giúp [Mỹ] bớt nhàm chán". Thông tấn KCNA của Triều Tiên còn nhấn mạnh rằng "cuộc đối đầu giữa Mỹ và Triều Tiên đã bước vào giai đoạn cuối".
Trước mối đe dọa một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ nổ ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần đưa ra lời cảnh cáo đanh thép đối với Triều Tiên:
Không chút nao núng, ông Kim đã khẳng định những lời đe dọa của ông Trump "chẳng hề khiến ông sợ hãi hay chùn bước", mà còn giúp ông nhận ra Triều Tiên đang đi trên con đường đúng đắn, đồng thời thề "sẽ theo đuổi con đường ấy đến cùng".
Ngay đầu năm 2018, trong thông điệp năm mới, ông Kim Jong-un lại tiếp tục đưa ra lời cảnh báo đanh thép đối với chính quyền ông Trump:
Sau đây là lời đáp trả đầy tự tin của Tổng thống Mỹ:
Tuy nhiên, trong thông điệp năm mới, ông Kim cũng để ngỏ cánh cửa đối thoại với Hàn Quốc. Những dấu hiệu tích cực đầu tiên xuất hiện khi hai nước Triều-Hàn tổ chức đối thoại cấp cao lần đầu tiên sau hơn 2 năm để bàn về kế hoạch tham dự Thế vận hội mùa đông Pyongchang 2018.
Những chuyển biến tích cực trên Bán đảo Triều Tiên cũng đã tác động tích cực đến căng thẳng giữa hai nước Mỹ-Triều. Ngày 8/3/2018, Tổng thống Trump đã chấp nhận lời đề nghị gặp gỡ của lãnh đạo Triều Tiên.
Con đường đến với thượng đỉnh của hai ông Trump-Kim chưa bao giờ dễ dàng. Triều Tiên vẫn có những nghi ngờ về lời hứa đảm bảo an ninh của ông Trump, hơn nữa họ vẫn cảm thấy rất bất an khi Mỹ-Hàn tiếp tục tập trận chung.
Vì lẽ đó, ngày 16/5/2018, Triều Tiên đã đột ngột hủy cuộc gặp cấp cao với Hàn Quốc, và đe dọa sẽ hủy luôn cả thượng đỉnh Mỹ-Triều nếu cuộc tập trận ấy tiếp diễn.
Hơn nữa, việc quan chức Triều Tiên xúc phạm Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence là "bù nhìn chính trị" vì so sánh Triều Tiên với Libya dường đã trở thành "giọt nước tràn ly", khiến ông Trump quyết định đơn phương hủy họp:
Sau đó Triều Tiên liền trở nên hòa dịu, khẳng định vẫn sẵn sàng đối thoại với Mỹ "vào bất kỳ thời điểm nào, dưới bất kỳ hình thức nào". Lãnh đạo hai nước Hàn-Triều đã mở cuộc họp khẩn để bàn cách cứu vãn cơ hội lịch sử của hai nước Mỹ-Triều. Nhờ vậy, chỉ chưa đầy 24 giờ sau tuyên bố hủy họp, ông Trump đã mở lại cánh cửa đối thoại với Triều Tiên: