Tin mới

Giác quan cuối cùng hoạt động khi con người 'nhắm mắt xuôi tay'

Thứ ba, 18/10/2022, 10:53 (GMT+7)

Là giác quan duy nhất còn thức khi con người ngủ, cũng là giác quan cuối cùng còn hoạt động khi con người qua đời.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Scientific Reports năm 2020, khi ngọn lửa ý thức tắt dần trong những giờ cuối cùng của cuộc đời một người, bộ não của họ tiếp tục xử lý âm thanh theo cách tương tự như của một đứa trẻ. Phát hiện này cho thấy những lời nói dành cho người thân lúc họ nhắm mắt xuôi tay không hề vô ích. Họ thực sự nghe được và sẽ được an ủi.

Các tác giả nghiên cứu đã sử dụng điện não đồ (EEG) để theo dõi hoạt động trong não của những bệnh nhân đang hấp hối tại một trại tế bần ở Vancouver và so sánh kết quả với EEG của những bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo cũng như một nhóm người khỏe mạnh.

Mỗi nhóm được nghe một loại âm thanh theo mô hình lặp đi lặp lại nhưng thỉnh thoảng có các nốt cao khác biệt. Các nhà nghiên cứu sẽ tìm kiếm tín hiệu não đặc biệt, gọi là tín hiệu MMN, P3a và P3b, xảy ra trong não khi nhận thấy âm thanh bất thường.

Kết quả cho thấy những bệnh nhân đang hấp hối đều có phản ứng MMN với sự thay đổi giai điệu. Một số còn có phản ứng P3a hoặc P3b đối với những thay đổi về giai điệu hoặc mô hình. Do đó, hệ thống thính giác của họ đã phản ứng tương tự như hệ thống thính giác của những người trẻ, khỏe mạnh chỉ vài giờ sau khi kết thúc cuộc đời”.

Giác quan cuối cùng hoạt động khi con người 'nhắm mắt xuôi tay'
Giác quan cuối cùng hoạt động khi con người 'nhắm mắt xuôi tay'

Tuy nhiên, trong khi não của những người hấp hối này vẫn có thể nhận ra một số âm thanh nhất định trong khoảnh khắc trước khi chết thì vẫn chưa rõ họ ghi lại một cách có ý thức hay không. Trong một tuyên bố, tác giả nghiên cứu Elizabeth Blundon giải thích rằng “não của những người tham gia phản ứng với các kích thích thính giác, nhưng chúng ta không thể biết liệu họ có đang nhớ, nhận dạng giọng nói hay hiểu ngôn ngữ hay không”.

Mặc dù vậy, đồng tác giả Romayne Gallagher khẳng định rằng “nghiên cứu này đã củng cố một thực tế mà các y tá, bác sĩ chăm sóc sức khỏe tốt nhận thấy đó là âm thanh của người thân giúp an ủi những người sắp qua đời".

“Và đối với tôi, điều đó thêm ý nghĩa cho những giây phút cuối cùng của cuộc đời. Nó cho thấy việc có mặt, gặp trực tiếp hay trò chuyện qua điện thoại đều có ý nghĩa. Thật là một niềm an ủi khi có thể nói lời vĩnh biệt và bày tỏ tình yêu thương".

(Theo Iflscience)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news