Những ngày này, dư luận cả nước đang sục sôi khi kỳ án Bưu điện Cầu Voi (ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) xảy ra hơn 12 năm trước được nhắc đến. Người ta liên tục đặt ra câu hỏi liệu Hồ Duy Hải có bị oan hay không. Tuy nhiên đằng sau sự thật chưa được tìm hiểu đó, vẫn còn những nỗi đau tột cùng mà gia đình hai nhạn nhân phải gánh chịu.
>>> Xem thêm: Lời khai năm xưa của Hồ Duy Hải trước khi bị bắt, liên tục kêu bị oan
Vụ án tử tù Hồ Duy Hải đang khiến dư luận xôn xao trong thời gian gần đây. Ảnh: Thanh Niên
Hai nạn nhân trong vụ án là hai nữ nhân viên bưu điện tên là Nguyễn Thị Ánh Hồng (sinh năm 1985) và Nguyễn Thị Thu Vân (sinh năm 1987) bị giết bằng cách cắt cổ. Nỗi đau mất mát của cả hai gia đình là quá lớn và khi vụ án được đưa ra ánh sáng trở lại, nỗi đau đó cũng trở lại theo.
Theo VTC News, gia đình ông Sáu Mừng (Nguyễn Văn Mừng - bố nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng) và ông Tư Hộ (Nguyễn Văn Hộ - bố nạn nhân Nguyễn Thị Thu Vân) nhiều năm nay sống im lặng, lảng tránh với hàng xóm. Có lẽ nỗi đau mất con đã khiến họ không còn muốn giao tiếp với láng giềng.
Gia đình ông Sáu Mừng, bố của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng. Ảnh: Internet
Nỗi đau bị khơi lại
Chị Hồng, một trong hai nạn nhân của vụ án này là con cả của gia đình ông Sáu Mừng. Ông vốn là bộ đội chiến trường Campuchia và quyết định giải ngũ để tìm đường mưu sinh.
Gia đình của ông có tổng cộng 4 người con gái nhưng vì di chứng của chất độc da cam, con gái thứ 2 của ông nay 35 tuổi vẫn nằm một chỗ, không thể tự ăn uống, sinh hoạt. Ngoài cô con gái thứ 3 có gia đình, ông bà còn một người con út đang học đại học.
Ông Sáu Mừng trong buổi trò chuyện với phóng viên. Ảnh: VTC News
Gia cảnh khó khăn, nhà chỉ có 2 công đất đang trồng dừa, thanh long. Vì thế vợ chồng ông bà phải ngược xuôi, làm thuê thêm để có tiền nuôi con. Ngoài làm nông, ông Sáu còn làm thuê ở nhà máy xay xát lúa để kiếm thêm. Mới hơn 60, vợ chồng ông Sáu Mừng trông già hơn tuổi rất nhiều.
Còn gia đình chị Vân, nạn nhân còn lại trong vụ án cũng có hoàn cảnh tương tự. Gia đình ông tư Hộ đều đang đi làm xa, cả ngày.
>>> Xem thêm: Người từng gặp trực tiếp Hồ Duy Hải bày tỏ những trăn trở về vụ án
Ông Nguyễn Văn Hộ, cha của nạn nhân Nguyễn Thị Thu Vân. Ảnh: Báo Công Lý
Hỏi về gia đình ông Tư Hộ, ông Sáu cho biết vợ chồng anh trai đều đang đi làm xa. Chị Hồng và chị Vân là chị em con chú con bác, nhà lại ở cạnh bên nên thân nhau từ bé. Cả 2 cùng nộp đơn xin vào làm chung trong Bưu điện Cầu Voi rồi cùng được nhận làm.
Ngày đó, chị Hồng đi làm lương được hơn 1 triệu đồng. Số tiền này, một phần chị giữ lại để sinh hoạt, phần nữa chị gửi về cho gia đình. Có cô con gái chăm chỉ, hiểu chuyện, ông bà Sáu Mừng đỡ đi phần nào. Ông bà cũng thường lui tới chỗ con và cháu làm, không quên khoe khắp nơi “chị em chúng nó làm cùng, đùm bọc được nhau”.
Nơi an táng của hai chị em. Ảnh: Internet
Từ khi bi kịch xảy ra, vợ chồng ông Sáu Mừng chẳng muốn gặp ai, cũng chẳng muốn ra ngoài. Theo lời kể của ông Sáu, sau ngày bi kịch ấy, gia đình Hồ Duy Hải có một lần đến thắp hương cho chị Hồng, chị Vân và xin gia đình tha thứ. Thế nhưng đó là một lần và duy nhất, còn lại đã 12 năm, cả 2 bên đều không liên lạc với nhau.
Ngày Hồ Duy Hải bị xét xử, mang án tử, ông bà Sáu Mừng và cả gia đình anh trai cũng coi như số phận khiến con cháu mình chịu bi kịch, nén nỗi đau để tiếp tục sống. Thế rồi vụ án cứ liên tục được lật lại, tên con gái ông cùng người cháu liên tục được nhắc đến, cả 2 gia đình như rơi vào trầm cảm, u uất.
Nỗi đau mất con lại một lần nữa bị khơi lại khi vụ án tử tù Hồ Duy Hải được đưa ra ánh sáng. Ảnh: Internet
Trông chờ vào pháp luật
Quá mệt mỏi trước những lời bàn tán hỏi han và nỗi đau bị khơi lại gia đình ông quyết định "đóng cửa". Quá đau xót nên gia đình ông cũng không theo dõi tin tức, không xem báo đài nữa.
Hồi đó tới giờ Nhà nước làm rồi, chúng tôi có lên tiếng hay nói gì cũng không thể giải quyết được. Chỉ buồn là đến nay vì vụ án chưa xong nên tài sản của con tôi vẫn chưa được trả lại để chúng tôi lưu giữ làm kỷ vật”, ông Sáu nói.
>>> Xem thêm: Gia đình Hồ Duy Hải tiếp tục cung cấp thêm bằng chứng mới gửi lên cơ quan chức năng
Gia đình hai nạn nhân tin vào sự nghiêm minh và công bằng của pháp luật. Ảnh: Công Lý
Theo ông Sáu Mừng, ông tin vào sự nghiêm minh và công bằng của pháp luật. Ông cũng tin rồi kẻ ác sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành vi dã man của mình. “Chúng tôi buông xuôi là buông xuôi để Nhà nước làm, chứ không phải buông xuôi vụ án”, ông Sáu Mừng khẳng định chắc nịch.