Tại Tây Tạng - Trung Quốc, thi thể người đã khuất sẽ bị băm nhỏ và làm thức ăn cho loài chim kền kền và các loài chim khác.
Nghi thức tang lễ “ngôi mộ bầu trời” là hình thức mai táng phổ biến tại một số khu vực của Trung Quốc như Tây Tạng, Thanh Hải và Mông Cổ. Theo như tín ngưỡng văn hóa của người Tây Tạng, Mông Cổ, họ luôn tin vào trường phái Kim Cường thừa của Phật giáo dạy con người về sự luân hồi của linh hồn và vòng tuần hoàn của sự sống.
Chim kền kền chờ ăn xác chết |
Theo tôn giáo này, người đã khuất giống như một chiếc tàu trống rỗng và không cần phải bảo vệ cơ thể. Thi thể người đã chết sẽ được tách rời từng bộ phận và làm thức ăn cho chim kền kền trên thảo nguyên.
Đối với người Tây Tạng, nghi thức thiên táng hay dâng xác chết cho chim kền kền chính là học theo tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật Tổ Như Lai. Phật Tổ từng dạy rằng, con người nên bố thí và người cũng đã dùng chính thân xác của mình để nuôi hổ dữ khỏi hại chúng sinh. Vì vậy, tục băm xác chết cho chim kền kền ăn cũng là một hình thức bố thí thể hiện tấm lòng cao cả và từ bi của người Tây Tạng.
Phong tục thiên táng tại Tây Tạng |
Đây là nghi lễ thiên táng thể hiện sự kính trọng và tưởng nhớ người đã khuất trong văn hóa của người Tây Tạng. Bởi người Tây Tạng quan niệm rằng, người quá cố luôn mong muốn linh hồn mình được đi tới thiên đàng. Vì vậy, họ tin rằng, khi chim kền kền ăn xác chết và bay lên trời thì linh hồn người đã khuất cũng được lên thiên đàng. Ngoài ra, người Tây Tạng cũng rất coi trọng loại chim kền kền và xem chúng như đại diện sứ giả của các chư thần linh trong các tín ngưỡng dân gian.
Khu vực thiên táng người đã khuất |
Theo nghi lễ mai táng, người chết sẽ được giữ lại trong nhà vài ngày để cầu siêu và đưa qua cửa sổ tới bãi thiên táng. Lễ mai táng sẽ được diễn ra vào buổi sáng sớm sau khi các vị Lạt ma lựa chọn được vị trí cố định để tiến hành nghi thức. Tại đây, họ bắt đầu đốt hương, nến và băm xác người đã khuất cho chim kền kền. Khi ngọn lửa được thắp nên cũng là lúc việc xẻ thịt đã kết thúc.
Nguyễn Tâm (tổng hợp)