Ngày 5/1, người đứng đầu Hải quân Mỹ đã công bố kế hoạch mới để đưa lực lượng hải quân vượt mặt đối thủ Nga và Trung Quốc.
Trong khi tài liệu mới sẽ hình thành chiến lược của Hải quân, người đứng đầu Hải quân Mỹ sử dụng thuật ngữ "kế hoạch" nhằm nhấn mạnh tính linh hoạt có sẵn để thừa nhận mức độ thay đổi nhanh chóng đang diễn ra ở cả lĩnh vực hàng hải lẫn kỹ thuật.
Tư lệnh Hải quân Mỹ John Richardson nói: "Hướng dẫn này sắp xếp vấn đề và cách giải quyết trong khi thừa nhận sự không chắc chắn chủ yếu và cố hữu trong cả định nghĩa vấn đề lẫn giải pháp đề xuất. Khi chúng ta tiến về phía trước, chúng ta sẽ tôn trọng những gì mà mình không đạt được, chúng ta sẽ giám sát, đánh giá bản thân cũng như môi trường xung quanh. Chúng ta sẽ tìm hiểu và thích nghi, luôn cố gắng để đạt được hiệu suất tối đa".
Kế hoạch của ông Richardson mô tả môi trường chiến lược và xác định 4 đường nỗ lực khái quát:
1. "Tăng cường sức mạnh hải quân trên biển và từ biển"
2. "Đạt được nghiên cứu với tốc độ cao ở mọi cấp độ"
3. "Tăng cường đội Hải quân của chúng ta cho tương lai"
4. "Mở rộng và tăng cường mạng lưới đối tác của chúng ta"
Môi trường chiến lược của Hải quân Mỹ đã thay đổi trong những năm gần đây nhưng các nguyên twacs cơ bản về sức mạnh trên biển vẫn giống như những gì mà chiến lược gia người Mỹ, sĩ quan Alfred Thayer Mahan đặt ra từ thế kỷ 19, ông Richardson nói trong tài liệu. "Lợi ích của Mỹ nằm ngoài bờ biển của chúng ta. Những gì là sự thật ở cuối thế kỷ 19 vẫn còn giá trị cho đến ngày nay - thành công của nước Mỹ phụ thuộc vào sự sáng tạo của chúng ta, vào các doanh nhân của chúng ta, sự tiếp cận và quan hệ của chúng ta với nước ngoài. Trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa, thành công của nước Mỹ thậm chí còn phụ thuộc nhiều hơn vào Hải quân Mỹ", tài liệu cho thấy.
Có 3 lực lượng "tiếp sức cho môi trường đang thay đổi nhanh chóng" trong hoạt động của Hải quân. Đầu tiên là hệ thống hàng hải cổ điển - lưu thông trên các đại dương, biển, đường sông và thậm chí là ở đáy biển. Lực lượng thứ hai là hệ thống thông tin toàn cầu - dữ liệu đi lại thông qua các máy chủ, cáp ngầm dưới biển, vệ tinh và mạng không dây. Lực lượng thứ ba là tỷ lệ sáng tạo và áp dụng công nghệ ngày một tăng.
"Ba lực lượng này - lực lượng trong hệ thống hàng hải, lực lượng hệ thống thông tin và lực lượng công nghệ - cùng với sự tác động qua lại giữa chúng đã tạo ra những tác động sâu sắc cho Hải quân Mỹ. Chúng ta phải làm mọi thứ để có thể nắm bắt được tiềm năng do môi trường này mang lại", Richardson nói trong tài liệu.
Không giống như 25 năm trước, Hải Quân Mỹ không thể mong hoạt động mà không gặp thách thức trên đại dương. Nga và Trung Quốc đang rút ngắn khoảng cách, và như vậy, Hải quân Mỹ phải di chuyển để duy trì lợi thế của mình. "Cả Nga và Trung Quốc đều có khả năng quân sự tiên tiến để hoạt động như những cường quốc toàn cầu. Mục tiêu của họ lại được hỗ trợ bởi kho vũ khí có khả năng tham chiến cao cấp. Trong số này có những vũ khí đặc biệt tập trung vào khía cạnh dễ bị tổn thương của chúng tôi".
Không chỉ Nga vfa Trung Quốc mà ngay cả Triều Tiên, Iran cũng trở thành mối đe dọa với Hải quân Mỹ nhưng với mứcđộ thấp hơn. Họ vẫn có khả năng tiếp cận với các công nghệ tiên tiến có thể thách thức Mỹ. "Các nước khác hiện đang theo đuổi công nghệ tiên tiến, trong đó có các công nghệ quân sự từng chỉ thuộc về các cường quốc lớn và xu hướng này sẽ còn tiếp tục", ông Richardson nhận định.
Để chống lại các lực lượng này, Hải quân Mỹ sẽ cải thiện huấn luyện, phối giữa các chi nhánh của mình và các lực lượng khác của quân đội cũng như các cơ quan và những ngành công nghiệp khác.
Hải quân Mỹ đã lên kế hoạch để chế ngự sức mạnh của Nga và Trung Quốc. Ảnh: Flickr/Naval Surface Warriors |
Dưới đây là một số điểm chính trong bản kế hoạch này:
1. Duy trì và hiện đại hóa bộ ba răn đe chiến lược dưới đáy biển. Đây là nền tảng để nước Mỹ tồn tại.
2. Trong quan hệ đối tác với Thủy quân lục chiến, phát triển các khái niệm và khả năng để cung cấp thêm nhiều lựa chọn cho các nhà lãnh đạo quốc gia, từ cạnh tranh không xung đột cho tới chiến đấu cấp cao trên biển. Các chiến dịch ngắn trong xung đột nên được thiết kế sao kiềm chế và kiểm soát leo thang trong một số điều khoản thuận lợi cho Mỹ.
3. Tiến xa hơn biến đổi hình thái chiến tranh thông tin. Mở rộng khái niệm tác chiến điện tử (EMW) bao gồm tất cả chiến tranh thông tin, và không gian mạng.
4. Để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu lực lượng hiện nay, cần khám phá những thiết kế hạm đội thay thế nhau, bao gồm các trọng tải động và không động, những hệ thống có người lái và không người lái. Nỗ lực này bao gồm khám phá ra những nền tảng hải quân mới và các hệ thống tổ chức đáp ứng nhu cầu của người chỉ huy.
5. Hình thành thói quen để các cá nhân, nhóm và tổ chức được thực hành tốt nhất nhằm ghi nhớ kiến thức một cách nhanh chóng .
6. Mở rộng việc sử dụng các công nghệ lấy kiến thức làm trung tâm, các thiết bị mô hình hóa, game trực tuyến, phân tích và các công cụ khác để mang lại sự sáng tạo, linh động và hiểu biết sâu sắc.
7. Tối ưu hóa các cơ sở nghiên cứu của Hải quân để tối đa hóa hiệu quả và hiệu lực chiến đấu.
8. Tích cực theo đuổi nguyên lý cốt lõi của chương trình "Thủy thủ 2015".
9. Tăng tốc nỗ lực "Thủy thủ 2015" để phát triển công nghệ thông tin nhằm tăng cường hệ thống nhân sự và những nỗ lực hiện đại hóa huấn luyện.
10. Tăng cường và mở rộng các chương trình phát triển lãnh đạo để đổi mới và củng cố sự cống hiến của Hải quân đối với nghề hải quân. Sự phát triển lãnh đạo
11. Tăng cường sự liêm chính của cơ quan bằng cách cân bằng các yêu cầu quản lý với những lợi ích thu được theo thời gian.
12. Tăng cường hội nhập với các đơn vị bạn cũng như đối tác ở mọi cấp độ tương tác.
13. Ưu tiên hợp tác quốc tế thông qua chia sẻ thông tin, những sáng kến về khả năng tương tác, các hoạt động phối hợp, khám phá những cơ hội mới cho các hoạt động phối hợp phía trước.
14. Tăng cường đối thoại với các phòng phát triển và nghiên cứu tư nhân.
15. Tăng cường phạm vi và cường độ tương tác với các ngành công nghiệp thương mại. Tìm kiếm các cơ hội thông qua các đối tác phi truyền thống.
Bảo Linh (theo National Interest)