Tối ngày 15/10, sau nhiều ngày nỗ lực tìm kiếm, đội cứu hộ đã tìm thấy toàn bộ 13 chiến sĩ mất tích tại trạm kiểm lâm 67. Tất cả đều nằm dưới lớp đất đá hàng triệu mét khối đổ sập từ quả đồi phía bên trên trong hành trình đi cứu nạn tại thủy điện Rào Trăng 3.
Hàng trăm chiến sĩ chạy đua với thời gian để tìm đồng đội. Ảnh: Internet
Trạm kiểm lâm 67 trước và sau vụ lở đất. Ảnh: Lao Động
Ai cũng cầu nguyện cho phép màu sẽ xảy ra, thế nhưng điều xấu nhất đã ập tới. 13 chiến sĩ mất tích trên đường đi cứu nạn đã vĩnh viễn không trở về. Đội cứu hộ chạy đua với thời gian để đưa các anh về với gia đình sau nhiều ngày nằm dưới lớp đất đá lạnh lẽo.
Cảnh khuyển và các huấn luyện viên tham gia vào công tác tìm kiếm cứu nạn. Ảnh: Internet
Khoảng trưa ngày 15/10, những vật dụng đầu tiên của các chiến sĩ được tìm thấy. Ảnh: Tiền Phong
Và sau đó là lần lượt các nạn nhân bị vùi dưới lớp đất được tìm thấy. Ảnh: Vietnamnet
Xót thương là tâm trạng chung của người dân xứ Huế cũng như người dân trên cả nước. Trên khắp dọc đường đi cứu hộ, rất đông người dân đứng theo dõi ở hai bên đường. Thậm chí khi trời đổ mưa và tối rất nhanh, họ vẫn dõi theo từng đoàn xe cấp cứu nối đuôi nhau đi ra từ điểm sạt lở.
Từng đoàn xe cứu thương được đưa ra khỏi khu sạt lở. Ảnh: Pháp luật & Bạn đọc
Ảnh: Zing
Bệnh viện Quân y 268, nơi tiếp nhận các nạn nhân trong vụ lở núi tại trạm kiểm lâm 68. Ảnh: Zing
Ảnh: Zing
Tối ngày 15/10, đội cứu hộ đã tìm thấy Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó tư lệnh Quân khu 4. Ảnh: Zing
Sau khi toàn bộ các xe cứu thương chở 13 chiến sĩ về bệnh viện Quân y 268, đã có rất nhiều người dân Huế tập trung quanh Bệnh viện 268. Họ muốn vào trong thắp cho các chiến sĩ 1 nén hương, những người đã dũng cảm quên mình, không ngại khó, không ngại khổ để giải cứu đồng bào bị nạn.
Bất chấp trời tối và có mưa, người dân vẫn đứng đợi hai bên đường để ngóng theo từng chiếc xe cứu thương chạy qua. Ảnh: Internet
Trước cổng Bệnh viện 268 có hàng trăm người đứng chờ. Ai cũng muốn vào thắp cho các chiến sĩ một nén nhang để bày tỏ lòng biết ơn và sự thương xót. Ảnh: Internet
Theo Zingnews, chị Trần Thị Ngọc Trang (32 tuổi) cùng 3 con nhỏ là những người có mặt tại Bệnh viện Quân y 268 tối ngày 15/10. Sau bữa cơm tối, chị cho các con tạm nghỉ học, ra ngoài với mẹ để “tưởng niệm các chú bộ đội”.
Lúc chị đến, đã có hàng chục chiếc xe máy khác của người dân đứng trước cổng. Ai ai cũng xót thương và muốn được bày tỏ lòng thành kính.
“Đây không chỉ là nỗi đau của gia đình 13 người tử nạn, mà là nỗi đau của người dân Huế. Mình thấy buồn chứ, xót xa cho họ. Nếu được, mình muốn vào để thắp cho họ nén nhang”, người phụ nữ 32 tuổi trầm ngâm.
Anh Trần Ngọc Quang (40 tuổi, phường Phú Cát, TP Huế), một trong những người đứng tại bệnh viện 268 tối ngày 15/10 cho biết nếu có cơ hội, anh muốn được vào thắp nén hương tri ân, tiễn biệt 13 cán bộ, chiến sĩ đã nằm xuống.
Ảnh: VNE
“Họ ra đi lạnh lẽo, mình đến thắp cho họ nén hương có thể khiến họ ấm áp hơn một chút”, anh Quang chia sẻ.
Trên mạng, những hình ảnh người lính bộ đội đi trong màn mưa được chia sẻ rất nhiều. Đi kèm với đó là 4 câu thơ của Tây Tiến:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Dự kiến 13 chiến sĩ sẽ được tổ chức lễ truy điệu chung tại Bệnh viện Quân y 268.