Tin mới

Một nơi có 'mưa sắt' và bầu trời màu vàng khiến giới khoa học ngỡ ngàng

Thứ ba, 29/06/2021, 10:14 (GMT+7)

Một hành tinh kỳ lạ được tìm thấy bên ngoài hệ Mặt trời của chúng ta khiến các nhà nghiên cứu phải kinh ngạc vì nó có mưa sắt và bầu trời màu vàng.

Hành tinh lạ này được đặt tên là WASP-79b, nơi có bầu khí khác biệt. "Dự báo thời tiết cho WASP-79b, một hành tinh khổng lồ, siêu nóng, lớn cỡ sao Mộc đó là hơi ẩm ướt, mây rải rác, có mưa sắt và bầu trời màu vàng", NASA cho biết. Kính viễn vọng Hubble của cơ quan vũ trụ này đã phân tích bầu khí quyển của ngoại hành tinh cùng với kính viễn vọng Magellan của tập đoàn Magellan ở Chile.

Mô phỏng về hành tinh lạ WASP-79b của một nghệ sĩ. Ảnh: NASA
Mô phỏng về hành tinh lạ WASP-79b của một nghệ sĩ. Ảnh: NASA

WASP-79b nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu bởi nó là một trong những ngoại hành tinh lớn nhất từng được biết đến. Điều đó có nghĩa là nó quay quanh một ngôi sao bên ngoài Mặt trời của chúng ta. Ngoại hành tinh này được cho là quay quanh ngôi sao chủ một vòng mất 3,7 ngày Trái đất.

Kính viễn vọng Hubble đã quay quanh Trái đất từ năm 1990. Ảnh: NASA
Kính viễn vọng Hubble đã quay quanh Trái đất từ năm 1990. Ảnh: NASA

Do đó, nó không nằm trong vùng sống được của ngôi sao chủ và các chuyên gia cho rằng trên hành tinh này không có nước hay sự sống. Cũng không có bất cứ bằng chứng nào về sự tán xạ Rayleigh (là hiệu ứng bước sóng của ánh sáng mặt trời tán xạ làm cho bầu trời Trái đất có màu xanh lam).

Nhà nghiên cứu Kristin Showalter Sotzen của ĐH Johns Hopkins cho biết: “Đây là dấu hiệu mạnh mẽ về một quá trình khí quyển mà chúng tôi không tính đến trong các mô hình vật lý của mình. Tôi đã cho một số đồng nghiệp xem phổ WASP-79b và họ đều đồng ý "nó thật kỳ lạ".

WASP-79b được cho là cực kỳ nóng, với nhiệt độ trung bình khoảng 1.649 độ C. Theo NASA: "WASP-79b có khối lượng gấp đôi sao Mộc và nóng tới mức bầu khí quyển mở rộng, rất lý tưởng để nghiên cứu ánh sáng sao được lọc và xuyên qua bầu khí quyển trên đường tới Trái đất".

Hành tinh có bầu trời màu vàng bất thường này nằm cách Trái đất 780 năm ánh sáng. Nó có thể được tìm thấy trong chòm sao Eridanus.

Những phát hiện này đã được công bố trên Tạp chí Thiên văn vào năm 2020.

Ngoại hành tinh là gì?

- Ngoại hành tinh là một hành tinh nằm bên ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta và nó quay quanh ngôi sao chủ của mình giống như cách Trái đất quay quanh Mặt trời.

- Kính thiên văn rất khó để quan sát được chúng bởi ánh sáng của ngôi sao chủ thường sẽ che khuất mọi thứ.

- NASA đã gửi kính viễn vọng Kepler vào quỹ đạo nhằm phát hiện những ngoại hành tinh có kích thước như Trái đất để hỗ trợ sự sống.

- Hơn 4.000 ngoại hành tinh đã được phát hiện cho đến nay và có nhiều sứ mệnh tìm kiếm ngoại hành tinh hơn nữa đang được lên kế hoạch.

- Có một cách để phát hiện các ngoại hành tinh đó là tìm kiếm những ngôi sao "dao động" vì sự gián đoạn ánh sáng chứng tỏ có một hành tinh đang quay quanh nó nên mới chặn ánh sáng như vậy.

- Các ngoại hành tinh có rất nhiều trong Vũ trụ và càng tìm được nhiều hành tinh giống Trái đất, chúng ta càng biết mình không đơn độc.

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news