Tin mới

Hé lộ khối tài sản Tống Mỹ Linh sau khi mất

Thứ bảy, 24/10/2015, 12:00 (GMT+7)

Mặc dù Tống Mỹ Linh được coi là một phần của “tứ đại gia tộc”, nhưng theo thông tin của 1 tờ báo, số tài sản mà bà để lại khiến người khác vô cùng ngạc nhiên: Chỉ 120.000USD và căn nhà tại Thượng Hải. Có thể nói cho đến khi mất, bà vẫn cố gắng duy trì mức tài sản của giai cấp trung lưu Mỹ cũ.

Mặc dù Tống Mỹ Linh được coi là một phần của “tứ đại gia tộc”, nhưng theo thông tin của 1 tờ báo, số tài sản mà bà để lại khiến người khác vô cùng ngạc nhiên: Chỉ 120.000USD và căn nhà tại Thượng Hải. Có thể nói cho đến khi mất, bà vẫn cố gắng duy trì mức tài sản của giai cấp trung lưu Mỹ cũ.

Bài viết này được trích từ cuốn “Thời kỳ đen tối trong lịch sử” của tác giả Trương Minh do nhà xuất bản Trung Quốc xuất bản. Tống Mỹ Linh ra đi, hưởng thọ 106 tuổi. Trong các nhân vật nổi tiếng của thế chiến thứ hai, thời gian bà rời khỏi thế giới này muộn hơn những người khác hai ba mươi năm. Với Tống Mỹ Linh mà nói, số phận bà đã được định sẵn trước khi bà nói lời từ biệt với thế giới. Đúng như những gì bà tự nhận “tướng Tống Mỹ Linh”, công lao của bà trên thực tế kết hợp với chồng mình là Tưởng Giới Thạch. Lãnh đạo Trung Quốc khi gọi điện chia buồn với Tống Mỹ Linh đã nhấn mạnh, kiên trì kháng chiến và kiên trì mục tiêu “một Trung Quốc” là điều đáng khen ngợi về công lao Tưởng Giới Thạch.

Là đệ nhất phu nhân của Trung Quốc năm đó, Tống Mỹ Linh đã từng có thời kỳ huy hoàng nhất. Bà hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu mà người Mỹ phong tặng - “đệ nhất phu nhân châu Á”. Năm đó, khi phát động phong trào “ Ngoại giao phu nhân”, Tống Mỹ Linh đã “mê hoặc” không ít trái tim người Mỹ bằng cái duyên và khả năng diễn thuyết của mình. Nhờ đó, bà giành được những khoản viện trợ quí giá cho Trung Quốc trong thời kỳ kháng chiến khó khăn. Quân đội Mỹ đến tham chiến tại Trung Quốc đều bị mê hoặc khi gặp vị đệ nhất phu nhân này. Không chỉ vậy, Tống Mỹ Linh đã có tiếng nói chống lại giai cấp cao của Quốc dân đảng trong vụ bạo động ở Tây An, đích thân mạo hiểm tiến vào Tây An, có công lớn trong việc giải quyết hòa bình tại khu vực này. Dũng khí cũng như kiến thức của bà, không có một quý phu nhân nào bình thường có thể sánh bằng.

Cựu Đệ nhất phu nhân Tống Mỹ Linh. Ảnh: Duowei

Có thể nói bà và các anh chị em họ Tống đã có công rất lớn trong những năm tháng của cuộc kháng chiến ở Trung Quốc, khi chế độ phát xít ngày càng lan rộng, nội bộ chính phủ quốc dân lục đục, và trong công cuộc thúc đẩy chính phủ kiên trì kháng chiến. Phàm là người có kiến thức sâu rộng hơn Tống Mỹ Linh đều có những ấn tượng hết sức sâu sắc với tài năng của bà. Cho dù là đệ nhất phu nhân của Trung Quốc, nhưng trước sau bà đều không chỉ chuyên tâm làm phu nhân, mà luôn hy vọng làm nên đại sự.

Sau khi kết hôn không lâu, bà náo loạn muốn làm nên chuyện, nên Tưởng Giới Thạch đành cho bà đến quản lý trường của quân viễn chinh phương Bắc. Bà không chê việc nhỏ, quản lý ngôi trường một cách hoàn hảo. Người Mỹ sau khi đến thăm quan trường, đều nhận xét đây là “trường học kiểu mới số một phương Đông”. Sau đó, bà đều có những đóng góp tích cực bất luận là tham gia các hoạt động chính trị hay các sự kiện. “Hoạt động New life” do Tưởng Giới Thạch phát động có thể tránh khỏi vận mệnh của các hoạt động phục cổ là nhờ có sự đóng góp, giúp đỡ không nhỏ của bà.

Sức hấp dẫn và tài năng của Tống Mỹ Linh được coi là phong cách, là nét đặc trưng riêng của bà. Tuy nhiên bà không coi mình là người như vậy. Đối với người Trung Quốc khi ấy mà nói, Tống Mỹ Linh được coi như “hoàng hậu”, những việc làm của bà nên giống như: hoặc là giống hoàng hậu Trưởng Tôn thời Đường luôn nép sau phu quân sống những ngày tháng không tranh giành với bên ngoài; hoặc dựa vào quyền lực của chồng và trở nên hách dịch giống với Võ Tắc Thiên. Bất kể là áp dụng hình thức sống như thế nào đi nữa, ít nhất nên giành lại quyền lực và tài lộc. Nhưng, những việc này dường như khác xa với những gì Tống Mỹ Linh muốn. Bà được sinh ra trong 1 gia đình theo Kito giáo sớm nhất Trung Quốc, từ nhỏ được lớn lên và giáo dục tại Mỹ. Bà học trong một trường quí tộc như học viện nữ sinh Weasley, lớn lên trong cuộc sống của giai cấp trung lưu Mỹ. Sự xuất sắc, luôn luôn tràn đầy sức sống của bà, thậm chí sự năng động của bà, có thể nói đậm phong cách Mỹ, chứ không giống Trung Quốc chút nào.

Tiếng Anh của bà dù là nói hay viết đều giỏi hơn tiếng Hán, thậm chí phương thức tư duy của bà cũng đều dùng tiếng Anh. Cho dù được coi là đệ nhất phu nhân, nhưng các mối quan hệ giao lưu của bà đều là cùng với những người Trung Quốc Âu hóa. Bà để lại ấn tượng sâu sắc cho cả nhân viên trực điện thoại, khi gọi điện thoại cũng sử dụng tiếng Anh. Trước và trong thời kỳ kháng chiến, là phu nhân của thống soái cao nhất Trung Quốc, Tống Mỹ Linh luôn đồng hành cùng Tưởng Giới Thạch, hoặc thăm hỏi binh lính, hoặc quan sát tiền tuyến, chứ ít khi rời khỏi đoàn quân. Dường như tình cảm của lực lượng không quân tinh thông tiếng Anh dành cho vị phu nhân này vô cùng sâu sắc, hận không thể chết vì bà. Nhưng bạn không thể tìm được những binh lính nguyện chết vì bà như vậy trong lực lượng lục quân.

Một vị chuyên gia chép sử của Mỹ đã viết rằng: Sau khi Tống Mỹ Linh kết hôn với Tưởng Giới Thạch, “Tân nương xinh đẹp cùng tân lang tuyên chiến mọi nơi. Trạm xe, nông trại hay nhà tạm đều đã là trạm dừng chân của họ, nhưng có một chuyện hết sức đặc biệt, tiêu chuẩn sạch sẽ của bà vẫn không hề giảm đi. Mỗi khi đến một trạm dừng mới, việc đầu tiên bà làm là lau cửa, lau cho đến khi không còn hạt bụi nào trên cửa mới dừng tay. Đương nhiên, cửa kính sạch sẽ không thể thiếu hoa tươi.”

Hiển nhiên, đối với nhân dân Trung Quốc khi đó mà nói, sự cổ điển- cao quí- ngăn nắp- sức hấp dẫn của bà tuyệt đối không hề dễ gần. Những người thông thuộc sử hiện đại Trung Quốc đều biết, tình cảm giữa Tống Khánh Linh và Tống Mỹ Linh vẫn rất tốt cho dù bất đồng về quan điểm chính trị. Bất luận việc Tống Khánh Linh luôn khiến cho Tưởng Giới Thạch “đau đầu”, dù hai bên có thù địch nhau, Tống Mỹ Linh luôn luôn cố gắng duy trì tình cảm chị em bình thường, thậm chí là thân thiết với Tống Khánh Linh.

Ba chị em nhà họ Tống (Tống Mỹ Linh bên trái)

Tống Mỹ Linh cũng kiên quyết không cho Tưởng Giới Thạch động đến Tống Khánh Linh bất kể mối quan hệ của Tống Khánh Linh và Tưởng Giới Thạch có xấu đến mức nào. Vì vậy, bà không chỉ nhiều lần nhắc nhở, mà còn ra mặt cảnh cáo giúp Tống Khánh Linh. Cho đến trước thời gian thành lập tân Trung Quốc, thư Tống Mỹ Linh gửi đến Tống Khánh Linh vẫn vô cùng tình cảm “gần đây, bọn em luôn muốn gặp chị, theo tình hình hiện nay, chúng em biết cuộc sống của chị ở Trung Quốc chắc chắn rất khó khăn, hy vọng chị được Bình An”. Đây không thể nói là Tống Mỹ Linh không có lập trường, với bà tình thân cao hơn tất cả. Hơn nữa với một biểu hiện chính trị kiểu Mỹ mà người Trung Quốc khó có thể hiểu được khi phải rời xa gia đình của bà, bất đồng quan điểm và tình cảm gia đình là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, không thể gộp lại làm một.

Quan hệ của Tống Mỹ Linh và Tưởng Giới Thạch có thể coi như vô cùng hài hòa, nhưng trên thực tế vẫn tồn tại những điểm không như ý muốn. Một người tôn trọng truyền thống như Tưởng Giới Thạch sẽ không hề hoan nghênh, thậm chí không thích, bất kể là bạn châu Âu hay những hội những người Trung Quốc Âu hóa trong những bạn bè của bà. Chính quyền quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch hoàn toàn xa cách với những người này.

Chúng tôi không biết, sau khi đến Đài Loan, tâm trạng của Tống Mỹ Linh như thế nào khi những thành phần trí thức tự do đang bị Quốc dân đảng thanh trừng? Nhưng bất kể tâm trạng của bà thế nào thì sự việc vẫn cứ xảy ra. Phong cách sống giai cấp trung lưu kiểu Mỹ xưa đã ăn sâu vào tiềm thức của bà. Bà chỉ có thể tiếp tục đóng vai “chồng hát vợ theo”, tuyệt đối không thể để quan hệ vợ chồng rạn nứt.

Năm 1927, Tưởng Giới Thạch- người thấm nhuần tư tưởng luật học đã bắt đầu gia nhập Kito giáo, nhưng sau nhiều năm, bà vẫn không biến Tưởng Giới Thạch thành một phần tử Kito giáo đích thực. Tuy nhiên sau khi đến Đài Loan, tình cảm của ông với Kito giáo ngày càng sâu sắc. Có thể nói, đến khi chết ông vẫn là một người Trung Quốc truyền thống, là một cường nhân chuyên chế Trung Quốc. Trong quan tài của ông, Tống Mỹ Linh có để bốn cuốn sách, một là “Chủ nghĩa Tam dân” của Tôn Trung Sơn, một cuốn “Thánh kinh”, một là “Cam tuyền trên hoang mạc” và một quyển thơ Đường, trong đó sách của Kito chiếm hơn một nửa. Có lẽ, những vật bồi táng này là một phần nguyện vọng của Tống Mỹ Linh.

Trên thực tế, tuy Tống Mỹ Linh sống trên đất Trung Quốc nhưng trong lòng luôn hướng về một thế giới khác - thế giới của giới trung lưu Mỹ kiểu cũ điển hình. Cho dù chúng ta coi bà như một phần trong “tứ đại gia tộc”, nhưng theo thông tin của một tờ báo, tài sản mà bà để lại sau khi chết chỉ vỏn vẹn 120.000 USD, căn nhà duy nhất bà để lại là ở Thượng Hải. Có thể nói cho đến khi mất, bà vẫn chỉ duy trì mức tài sản của giai cấp trung lưu Mỹ cũ.

Nghiêm Thu (nguồn Duowei)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news