Tin mới

Hệ thống tên lửa Barguzin của Nga đe dọa toàn phương Tây

Thứ bảy, 03/01/2015, 16:01 (GMT+7)

Theo nguồn tin tức trong ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, một phần của hệ thống tên lửa đường sắt của Nga (BZHRK) mang tên Barguzin có thể mang 6 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và sự hủy diệt của chúng hoàn toàn có khả năng đe dọa toàn bộ phương Tây.

 

 

Theo nguồn tin tức trong ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, một phần của hệ thống tên lửa đường sắt của Nga (BZHRK) mang tên Barguzin có thể mang 6 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và sự hủy diệt của chúng hoàn toàn có khả năng đe dọa toàn bộ phương Tây.

Ảnh minh họa

Theo kế hoạch, lực lượng tên lửa chiến lược của quân đội Nga sẽ được biên chế tới 5 trung đoàn Barguzin. Lực lượng hùng hậu với 5 trung đoàn Barguzin đủ sức răn đe và kiềm thế mọi đối thủ trên toàn cầu. Cựu Tổng tham mưu trưởng Lực lượng chiến lược Viktor lưu ý rằng việc tạo ra Barguzin là phản ứng của Nga đối với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu và dự án Tấn công Nhanh Toàn cầu (CPGS) của Mỹ, cho phép Lầu Năm Góc tấn công chính xác bằng các vũ khí thông thường vào bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới trong một giờ.

Tương tự như tàu ngầm hạt nhân, các đoàn tàu này khó bị tiêu diệt trong một đợt tấn công phủ đầu vì chúng có tính cơ động và có thể ngụy trang thành đoàn tàu chở hàng thông thường. Hệ thống tên lửa đường sắt chiến đấu của Nga Barguzin có thể mang sáu tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars hoặc Yrs-M có tầm bắn lên tới hàng chục nghìn km. Trung bình mỗi tên lửa của hệ thống này sẽ có 10 đầu đạn độc lập đa mục tiêu (MIRV) với sức công phá 2 megaton. Một megaton tương đương sức công phá của một triệu tấn thuốc nổ TNT, đủ sức để san phẳng một thành phố lớn.

Theo các quan chức quân đội Nga, hệ thống mới sẽ được thông qua vào năm 2019. Cho đến nay, các chuyên gia đã hoàn thành việc thiết kế sơ bộ Barguzin. Tuổi thọ các hệ thống này sẽ hoạt động đến năm 2040.

Chúng ta nhớ lại rằng, vào thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Xô đã chế tạo thành công hệ thống tên lửa đường sắt và sau khi Liên Xô tan rã thì các hệ thống này đã hoạt động trong quân đội Nga đến năm 2003 sau khi Nga và Mỹ ký hiệp ước START-2 năm 1993. Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin, nước Nga muốn xây dựng lại các đơn vị quân đội hùng mạnh trước đây của Liên Xô để đối trọng lại với phương tây cũng như đảm bảo an ninh và các lợi ích địa chính trị của Nga trên phạm vi toàn cầu.

Theo Yên Hưng/Top War

 

Nga lần đầu phóng tên lửa Iskander-M ở Viễn Đông:

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news