Một nghiên cứu mới tiết bộ rằng ăn kiêng khi không cần thiết có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tiểu đường là một căn bệnh phổ biến và nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, tổn thương thần kinh và bệnh thận mãn tính.
Các chuyên gia tại ĐH Harvard, Mỹ tiết lộ bạn cũng có nhiều khả năng tăng cân về sau nếu bạn ăn kiêng khi không béo phì.
Theo lý giải, những người Giảm cân đáng kể có nồng độ hormone đói cao hơn. Điều này khiến họ có nhiều khả năng thèm đồ ăn vặt hơn, nghĩa là sẽ dễ bị béo lên.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu cảnh báo việc ăn kiêng nên dành cho những người thực sự cần nó.
Kết quả cũng cho thấy những người giảm cân thông qua chế độ ăn kiêng lỗi mốt có nhiều khả năng tăng cân về sau.
Tiến sĩ Qi Sun, nhà dịch tễ học của Harvard, người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết nhóm đã rất ngạc nhiên về phát hiện này. Người gầy cố tình giảm cân sẽ có hại cho sức khỏe. Ngược lại, người béo phì sẽ được hưởng lợi từ việc này và lợi ích đó kéo dài ngay cả khi việc giảm cân chỉ là tạm thời.
Tiến sĩ Sun nói rằng việc giảm cân có thể dẫn đến những thay đổi sinh học khiến mọi người có nguy cơ tăng cân nhiều hơn.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu của hơn 200.000 người, đa số là nữ. Họ được hỏi giảm cân bằng cách nào, dù là ăn kiêng ít calo, tập thể dục, nhịn ăn hay uống thuốc giảm cân. Nhóm được theo dõi trong khoảng 10 năm và các sĩ nhận thân những người có cân nặng bình thường và ăn kiêng có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn 54%.
Người béo phì ăn kiêng ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn so với những người khác.
Tuy nhiên, những người trưởng thành thừa cân bị giảm cân nhanh chóng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 42%.
(Theo The Sun)