Các cụm dịch mới được báo cáo ở những quốc gia trước đây từng kiểm soát được sự bùng phát, chẳng hạn như Australia. Điều bày buộc các chính phủ phải áp dụng những biện pháp phong tỏa chặt để hạn chế sự lây lan, bất chấp những lo ngại về sụp đổ kinh tế nhiều hơn nữa.
Với tốc độ lây nhiễm của đại dịch đang gia tăng, bang Victoria của Australia đã ban bố tình trạng thảm họa. Tổng thống Philippines đã quyết định tái phong tỏa thủ đô Manila. Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng xem xét việc phong tỏa Greater London.
Một người đàn ông dùng túi nilon để che mặt ngăn Covid-19 tại Kiev, Ukraine. Ảnh: Reuters
6 tháng sau khi WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu, virus corona đã khiến hơn 687.000 người thiệt mạng kể từ khi được phát hiện lần đầu tại Trung Quốc vào cuối năm ngoái.
Theo thống kê của Johns Hopkins, hơn một nửa số ca Covid-19 toàn thế giới được ghi nhận ở Mỹ và Mỹ Latin, Caribbean. Châu Mỹ Latin, chiến khoảng 8% dân số thế giới nhưng chiếm gần 30% số ca nhiễm và tử vong toàn cầu. Các ca nhiễm vẫn lan nhanh và tấn công các nhà lãnh đạo của khu vực này như ông Jair Bolsonaro của Brazil, Jeanine Anez của Bolivia.
>> Xem thêm: Thứ trưởng Y tế: Bệnh nhân Covid-19 gặp 'nguy cơ bão cytokine'
Nhiều nơi khác trên thế giới đang phải đối mặt với các đợt bùng phát lớn hơn. Các cơ quan y tế ở Nam Phi báo cáo số ca nhiễm đã vượt quá nửa triệu sau khi các lệnh phong tỏa được nới lỏng. Cho đến nay, quốc gia này là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Phi, chiếm hơn một nửa số ca nhiễm được chẩn đoán mặc dù Tổng thống Cyril Ramaphosa cho biết tỷ lệ tử vong thấp hơn so với mức trung bình toàn cầu.
Iran, nơi bị ảnh hưởng nặng nhất tại Trung Đông, đã báo cáo số ca nhiễm cao kỷ lục trong gần một tháng vào ngày hôm qua. Nước này cảnh báo hầu hết các tỉnh đang chứng kiến sự hồi sinh của virus.
>> Xem thêm: Brazil mở lại đường bay quốc tế bất chấp dịch Covid-19 đang 'tồi tệ nhất'
Với số ca nhiễm và tử vong tăng vọt, WHO cho biết đại dịch Covid-19 có khả năng kéo dài. Tổ chức đã cảnh báo về khả năng "ứng phó một cách mệt mỏi" với đại dịch. "WHO tiếp tục đánh giá mức độ rủi ro toàn cầu của Covid-19 là rất cao" và ảnh hưởng của đại dịch "sẽ kéo dài trong nhiều thập kỷ tới".
Đại dịch đã thúc đẩy một cuộc chạy đua tìm kiếm vắc xin trên toàn thế giới. Nga đặt mục tiêu là đầu tháng 9 sẽ có thuốc phòng bệnh. Trung Quốc cũng đang đi tiên phong trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, Anthony Fauci nói rằng có thể nước ông sẽ không sử dụng vắc xin từ hai nước này.