Tin mới

"Hung thần" trong Thế chiến thứ 2 bị chìm vì bồn cầu

Thứ hai, 21/09/2015, 08:32 (GMT+7)

Một trong số những tàu ngầm được coi là "hung thần" trong Chiến tranh thế giới thứ 2, tàu ngầm U- boat từng được coi là nỗi khiếp sợ đối với hải quân ở khối Đồng minh. Tuy nhiên, nó đã bị chìm vì lý do rất lãng xẹt đó là do...chiếc bồn cầu.

Một trong số những tàu ngầm được coi là "hung thần" trong Chiến tranh thế giới thứ 2, tàu ngầm U- boat từng được coi là nỗi khiếp sợ đối với hải quân ở khối Đồng minh. Tuy nhiên, nó đã bị chìm vì lý do rất lãng xẹt đó là do...chiếc bồn cầu.

Những chiếc tàu ngầm "hung thần" từng là nỗi khiếp sợ của hải quân khối đồng minh lại mắc một điểm yếu chí tử dó là phải nổi lên mặt nước mới loại bỏ được chất thải. Chính điều này làm cho tàu ngầm dễ bị phát hiện và bị tấn công.  

Tàu ngầm U-1206 của Đức trong chuyến tuần tra chiến đấu đầu tiên vào tháng 4.1945 đã bị tràn nước vào tàu vì hệ thống toilet hư hỏng - Ảnh nguồn: Uboat.net

Chiếc tàu ngầm U - 1206 của hải quân phát xít Đức lại không có được vinh dự được làm "hung thần" lâu dài trong cuộc chiến khi mới có chuyến đi biển chiến đấu lần đầu vào tháng 4.1945 và bị chìm chỉ vì thuyền trưởng đã làm nước tràn vào tàu khi lúng túng với cái bồn cầu Công nghệ mới nhất.

Hệ thống vệ sinh của bồn cầu này cực kì phức tạp. Nó sẽ đưa chất thải của con người thông qua một loạt đường ống để đến một buồng áp suất và sẽ nén khí để tống chất thải ra biển giống như một quả ngư lôi ở phía đuôi tàu. 

 Trước đó, vào tháng 3.1944, tàu ngầm này được đưa vào vận hành với loại bồn cầu mới. Đây được xem như một hệ thống điều áp đặc biệt khi cho phép tàu ngầm được lặn sâu hơn và có thể tránh bị tấn công.

Tuy nhiên, để sử dụng được loại bồn cầu này, thủy thủ cần phải được huấn luyện đặc biệt.  Sau giai đoạn huấn luyện, đến đầu năm 1945, thuyền trưởng Karl-Adolf Schlitt đã đưa tàu tuần tra vùng biển phía Bắc.

Họ đã rời khỏi cảng Kristiansand, Nauy và sau đó hướng về phía Anh để tìm kiếm phe đồng minh. Ảnh nguồn: Warisboring

Chuyến tàu có nhiệm vụ tuần tra trong vòng 8 ngày. Họ đã rời khỏi cảng Kristiansand, Nauy và sau đó hướng về phía Anh để tìm kiếm phe Đồng minh. 

Tuy nhiên, sau vài ngày diễn ra suôn sẻ thì chiếc tàu ngầm này bắt đầu gặp rắc rối khi ngày 14.4, một trong số những thủy thủ của tàu không thể vận hành được chiếc bồn cầu mới.

Họ đã nhờ sự trợ giúp của kĩ sư tàu nhưng lại mắc sai lầm nghiêm trọng khi mở sai van nước và dẫn đến sự cố kinh hoàng làm cho nước thải và nước biển lập tức tràn vào tàu ngầm thông qua bồn cầu. 

Các chất lỏng dâng đầy khoang vệ sinh và tràn vào buồng chứa ắc quy. Sau đó phản ứng hóa học xảy ra làm sản sinh khí độc clo và lan khắn các tàu. Lúc này thuyền trưởng Schlitt không còn cách nào khác đành phải cho tàu nổi lên trên mặt biển.

Tuy nhiên, thật không may khi vị trí của tàu ngầm nổi lên chỉ cách bờ biển phía Bắc Scotland từ 12 đến 16 km và đúng lúc máy bay tuần tra của Quân đồng minh (Anh) phát hiện.

Tàu và máy bay Anh đã lao đến để tấn công làm 1 thủy thủ trên tàu bị chết. Lúc này, biết không thể chiến đấu được, thuyền trưởng Schlitt đã ra lệnh để đánh chìm tàu. Sau đó ông cùng các thủy thủ còn lại leo lên xuồng cao su thoát thân.

Khi đó, 1 thủy thủ Đức đã bị thiệt mạng thi cố tiếp cận với bờ biển Scotland. Số còn lại được tàu Anh cứu và bắt làm tù binh.  

Chiếc tàu ngầm U-995 lớp VIIC trưng bày ở Laboe, thành phố Kiel, Đức. Chiếc này tương tự chiếc U-1206 bị chìm do sự cố hư hỏng hệ thống vệ sinh trên tàu - Ảnh: Wikipedia

Cho đến hơn 30 năm sau, xác chiếc tàu ngầm bị chìm do lỗi của bồn cầu đã được phát hiện tại Scotland khi cách vịnh Cruden 20km, ở độ sâu 70m. Tàu ngàm VIIC được coi là loại tàu chủ lực của hạm đội tàu ngầm Đức.

Có khoảng 568 chiếc đã được đóng trong chiến tranh và đây là lớp tàu chiến đấu được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử. Đến nay, chỉ còn một chiếc VIIC là U- 995 hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Laboe ở ngoại ô thành phố Kiel nước Đức.

Minh Di (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news