Các bác sĩ gọi đây là "tai nạn kỳ cục" nhưng cơ hội xảy ra chuyện tương tự lần thứ 2 trên cùng một người thì quả là một câu chuyện hy hữu không tưởng.
Một sáng năm 2011, Monique Jeffrey sống tại Rose Bay, Úc đang kiểm tra thư điện tử trên giường ở nhà riêng.
Monique đã bị gãy cổ đến hai lần vì "tai nạn kỳ cục". Ảnh: OC |
Cô hắt hơi khiến đầu đột ngột đưa mạnh ra phía trước, làm... sụt các đốt sống cổ C1, C2.Theo các bác sĩ, đây là một "tai nạn kỳ cục" nhưng cơ hội xảy đến những câu chuyện tương tự trên cùng một người thì quả là không tưởng.
Monique cùng gia đình mình. Ảnh: OC |
Vậy nhưng, vào tháng trước, Monique lại phải chịu cùng một vấn đề, trong khi đang cười với các đồng nghiệp ở cơ quan.
"Tôi nhắn tin cho Sam (chồng Monique), chỉ vỏn vẹn một chữ "Cứu!". Rồi anh ấy gọi cho tôi, tôi bật loa trả lời do không thể đặt điện thoại lên tai", Monique nhớ lại tai nạn kỳ lạ của mình 5 năm trước. "Anh ấy về nhà rồi gọi cấp cứu, tôi thì quá sợ hãi. Tôi đã đau kinh khủng chỉ sau một cái hắt hơi".
Monique phải đặt thiết bị cố định cổ để ngăn chặn mọi hoạt động vùng này cho xương lành. Sau 14 tuần cô hoàn toàn bình phục.
Monique lại có thể sống và sinh hoạt bình thường cho đến 3 tuần trước, điều không thể nghĩ tới lại xảy ra.
"Tôi ở chỗ làm, hơi bị cứng cổ, chẳng có gì nghiêm trọng, hơi đau chút thôi. Thế rồi các đồng nghiệp nói đùa, chúng tôi cùng cười phá lên, tôi ngửa cổ ra sau và chuyện đó lại xảy ra", bà mẹ hai con cho biết tai nạn lần 2 này cảm giác không tệ như lần trước, nhưng cô lại không cử động được đầu và bác sĩ lại phải đặt cho cô định vị cổ.
"Đeo nó còn khủng khiếp hơn cả đi đẻ. Tôi không nằm xuống được, phải ngủ đứng trên một cái giường đặc biệt", Monique cho biết.
Monique sẽ phải đeo thiết bị trong 6 tuần sau đó tham gia vật lý trị liệu để giúp cơ cổ mạnh hơn.
Do cô đã từng bị gãy cổ cách đây 5 năm nên nguy cơ bị lại lần nữa khá cao. Theo các bác sĩ, nếu như vật lý trị liệu không ăn thua, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để hợp nhất hai đốt C1, C2 để chúng không thể trật ra được nữa.
Hồng Hạnh (tổng hợp)