Theo như chia sẻ từ võ sư – nam tài tử Johnny Trí Nguyễn thì MMA chưa hẳn đã là một môn võ “đáng sợ” nhất.
[mecloud]DdsY3Pcmq1[/mecloud]
Trong một buổi giao lưu trực tuyến với báo Thanh Niên, võ sư – diễn viên điện ảnh – người từng tập rất nhiều môn võ và hiện đang là HLV tại Võ đường Liên Phong (TP.HCM) có nêu một quan điểm khá thú vị.
Theo Trí Nguyễn, có hai loại võ công không hợp để thi đấu tại . Thứ nhất là loại võ chỉ thiên về dưỡng sinh, không chú trọng vào các kỹ năng thực chiến.
Thứ hai, đây là loại võ công quá khốc liệt, có những đòn hiểm "chết người", vốn dĩ đã không thể thích hợp với thi đấu thể thao giống như MMA mà chỉ hợp với lực lượng Đặc công.
Nếu dựa theo quan điểm đó của Johnny Trí Nguyễn, vô hình chung thì thứ võ tổng hợp dành cho những lực lượng vũ trang đặc biệt (như lực lượng Đặc công) mới là khốc liệt nhất, hiệu quả nhất nếu xét về khả năng chiến đấu, chứ không phải là MMA.
Theo Johnny Trí Nguyễn, võ của Đặc công quá khốc liệt và không thể phù hợp để đưa vào thi đấu thể thao (Ảnh: Internet).
Thực chất, thứ võ thuật áp dụng cho lực lượng Đặc công vốn dĩ cũng không phải là môn phái, mà đó là tổng hợp những kỹ năng chiến đấu hiệu quả nhất để áp dụng cho một cuộc chiến sinh tồn và nó được chắt lọc từ rất nhiều phái võ khác nhau.
Trước đây, trong một lần từng chia sẻ với Trí Thức Trẻ, võ sư Trần Xuân Đạt – HLV võ thuật thuộc Lữ đoàn đặc công 1- Binh chủng Đặc công từng khẳng định Đặc công Việt Nam rất coi trọng võ thuật cổ truyền, trong đó có Việt Nam.
Võ sư Đạt vốn là Chủ nhiệm võ đường môn phái Vũ Long Quyền tại Nam Thăng Long, từng tập võ từ nhỏ và kinh qua rất nhiều môn phái trên thế giới (Teakwondo, Karate, Thiếu Lâm, Boxing, Judo…).
Nhưng anh quyết định nhận võ sư Nguyễn Khắc Chương (Trưởng võ phái Y Võ Thiên Phúc – một nhân tiếng tăm của làng Vịnh Xuân Việt Nam) làm sư phụ để được truyền những tuyệt kỹ Vịnh Xuân.
Võ sư Trần Xuân Đạt học cả Vĩnh Xuân để ứng dụng cho võ Đặc công.
Còn theo thượng tá Phan Đình Long (HLV võ thuật cho các chiến sĩ Đặc công) từng chia sẻ thì Đặc công Việt Nam có 36 thế đánh đặc trưng hiện vẫn gây nhiều tranh cãi về nguồn gốc. Có người nói 36 thế võ của Đặc công Việt Nam là từ Thiếu Lâm, có người nói là võ Bình Định.
Thượng tá Phan Đình Long cho rằng, võ thuật của Đặc công Việt Nam là sự tổng hợp kế thừa và phát huy những giá trị tinh hoa võ học trong đó có võ cổ truyền Việt Nam và trên thế giới.
Võ thuật của Đặc công Việt Nam rất đa dạng nhưng đều nhắm vào 1 yếu tố duy nhất: Hạ gục kẻ địch nhanh, gọn.
Còn theo như võ sư Trịnh Hồng Minh – người vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Võ cổ truyền Việt Nam từng chia sẻ với Trí Thức Trẻ thì:
"Có thể nhìn thấy hình ảnh của môn phái Nhất Nam trong lực lượng Đặc công của Việt Nam. Rõ ràng dù họ nhỏ bé về thể trạng nhưng nếu so sánh khả năng chiến đấu, bất kỳ đất nước nào cũng đều phải ngưỡng mộ".
Phải chăng, võ cho lực lượng Đặc công mới là "đáng sợ" nhất?
Nói về võ của lực lượng Đặc công Việt Nam, ngoài các kỹ năng chiến đấu (bằng tay không, binh khí), các võ sĩ còn tập luyện khí công một cách rất bài bản và công phu để tăng cường thể lực, sức chịu đựng của cơ thể.
Ngoài ra, họ còn luyện "hàng tá" kỹ năng chiến đấu khác như leo tường, bơi lội, nhào lộn, bắn súng... Tất nhiên, để trở thành những chiến sĩ Đặc công thiện nghệ, các võ sĩ sẽ phải trải qua quá trình rèn luyện vô cùng gian khổ.
Nhìn chung, võ của lực lượng Đặc công là thứ để áp dụng cho những cuộc chiến sinh tồn, hung hiểm đến mức không thể đem vào thi đấu thể thao nên nếu xét về yếu tố thực chiến, việc võ của Đặc công nhỉnh hơn MMA là điều hoàn toàn dễ hiểu.