Tin mới

"Kẻ hủy diệt" Mỹ khiến cả Nga và Trung Quốc đều sợ hãi

Thứ hai, 31/10/2016, 15:59 (GMT+7)

Tàu ngầm tấn công hạt nhân Los Angeles, được mệnh danh là "Kẻ hủy diệt" êm nhất thế giới, với tốc độ nhanh, uy lực và được trang bị những vũ khí tối tân, đã trở thành nỗi lo sợ cho cả Nga và Trung Quốc.

Tàu ngầm tấn công hạt nhân Los Angeles, được mệnh danh là "Kẻ hủy diệt" êm nhất thế giới, với tốc độ nhanh, uy lực và được trang bị những vũ khí tối tân, đã trở thành nỗi lo sợ cho cả Nga và Trung Quốc.

Các tàu lớp Los Angeles là những tàu ngầm thành công nhất của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Mỹ đã đóng tạo ra 62 chiếc tàu ngầm lớp Los Angeles, nhiều hơn bất cứ lớp tàu ngầm nào, trừ lớp Gato trong Thế chiến II. Tốc độ nhanh, mạnh mẽ và được trang bị các vũ khí hạng nặng, những chiếc tàu ngầm này đang dần dần được thay thế bằng những tàu tấn công lớp Virginia.

Tàu ngầm lớp Los Angeles, hay còn được biết đến với tên gọi lớp 688, lần đầu tiên được thiết kế vào đầu những năm 1970. Chiếc đầu tiên, Los Angeles (SSN-688) được hạ thủy vào năm 1976. Những chiếc tàu ngầm này được sản xuất trong cuộc chạy đua giữa các nước thời Chiến tranh Lạnh, với số lượng trung bình từ 3 - 5 chiếc mỗi năm, cao hơn hẳn so với tốc độ 2 tàu ngầm lớp Virginia xuất xưởng mỗi năm hiện nay.

Hải quân Mỹ duy trì tỷ lệ sản xuất này cho đến năm 1992. Hơn 20 năm lớp tàu này được sản xuất với nhiều hệ thống khác nhau, bao gồm động cơ đẩy, mũi tàu, sonar kéo, và thậm chí là cả lớp vỏ thân tàu đều đã được nâng cấp để phản ánh công nghệ tân tiến nhất.

Các tàu lớp Los Angeles là những tàu ngầm thành công nhất của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Military.com

Với chiều dài 110 m, lượng giãn nước 6.927 tấn, các tàu ngầm lớp Los Angeles được thiết kế dài hơn 20% và lượng giãn nước lớn hơn 50% so với "người tiền nhiệm" là các tàu lớp Sturgeon. Bên cạnh đó, Los Angeles cũng được đánh giá là có tốc độ nhanh hơn. Các tàu lớp Sturgeon đạt tốc độ lặn ngầm 26 hải lý, trong khi tàu lớp Los Angeles có thể đạt tới 37 hải lý trong thời gian ngắn.

Tàu ngầm Los Angeles được làm từ thép HY-80, với nhựa được gia cố thủy tinh bao phủ toàn bộ dàn sonar. Điều này giúp tàu ngầm có thể đạt độ sâu tối đa tới 200 m. Một số nguồn khác nói rằng tàu có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 290 m. Độ lặn sâu tối đa trong trường hợp khẩn cấp được cho là 430 m.

Các tàu ngầm này còn được trang bị các thủy phi cơ gắn trên tàu. 23 chiếc tàu cuối cùng trong lớp này đã được trang bị các thủy phi cơ ở mũi tàu và các tính năng tăng cường để phá băng khi di chuyển qua Bắc Cực. Điều này giống với tính năng của tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Typhoon của Liên Xô, vốn được thiết kế để hoạt động và di chuyển qua Bắc Cực.

Theo Các Hạm đội chiến đấu trên thế giới, mỗi chiếc tàu ngầm Los Angeles được trang bị lò phản ứng nước nhẹ áp lực GE PWR S6G, 26 MW, được phát triển bởi tập đoàn General Electric, hai tuabin hơi nước công suất 35.000 mã lực/chiếc. Những chiếc cuối cùng của lớp Los Angeles được thiết kế có vòi bơm thay vì chân vịt. Một máy phát điện diesel và pin cũng được trang bị sẵn để cung cấp lực đẩy trong tình huống khẩn cấp.

Tàu ngầm lớp Los Angeles được trang bị những công nghệ điện tử hàng hải dưới nước hàng đầu thế giới. Cảm biến chính là hệ thống định vị thủy âm BQQ-5, radar BPS-15 và sóng âm BQQ-5D giống như được trang bị cho tàu lớp Seawolf. Ăng-ten kéo TV-23/29 và an ten thu sonar thủy âm bên sườn tàu tần số thấp thụ động BQG 5D/E, sonar cao tần siêu âm hoạt động hoạt động trong tầm ngắn Ametek BQS 15 được sử dụng để phát hiện các tảng băng trôi ngầm

Tàu ngầm lớp Los Angeles được trang bị những công nghệ điện tử hàng hải dưới nước hàng đầu thế giới. Ảnh: Military.com

Vũ khí trên tàu bao gồm 4 ống phóng ngư lôi 533-mm được sử dụng để phóng ngư lôi Mk.46, Mk.48, và tên lửa chống tàu Harpoon (6-8 tên lửa)... Các ống này được đặt ở giữa thân tàu. Tàu có thể chứa 26 ống phóng ngư lôi, mà ở thời kỷ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh bao gồm cả ngư lôi hạng nặng Mk.48 có tầm bắn 40-50 km và 8 tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và thủy lôi Captor. 23 tàu ngầm cuối cùng được trang bị 12 ống phóng thẳng đứng cho tên lửa Tomahawk.

Ngoài các vai trò truyền thống ở đáy, bề mặt và tấn công chiến tranh, các tàu lớp Los Angeles có khả năng tiến hành các hoạt động đặc biệt như tiến hành các hoạt động trinh sát, đổ bộ lực lượng biệt kích đa nhiệm. Thông thường những nhiệm vụ này do các tàu ngầm tên lửa hành trình lớp Ohio avà lớp Seawolf, đặc biệt là tàu sân bay USS Jimmy Carter đảm nhiệm.

Mặc dù việc thu thập thông tin tình báo cũng là một nhiệm vụ của các tàu ngầm, bắt đầu từ những năm 1990, Hạm đội tàu ngầm Mỹ đã bắt đầu sử dụng một thuật ngữ quân đội là "thu thập tình báo chiến trường" để mô tả việc thu thập thông tin tình báo hỗ trợ cho các hoạt động trên mặt đất. Khi không có kẻ thù để chiến đấu dưới nước, tàu ngầm Mỹ có thể đi dọc các bờ biển của những đối thủ tiềm năng, thu thập dữ liệu điện tử và tiến hành các hoạt động giám sát. Tàu lớp Los Angeles đã đi đầu trong những nỗ lực này trước khi xuất hiện tàu USS Annapolis với những kỹ thuật tân tiến hơn đảm trách nhiệm vụ.

Từ năm 1976 đến năm 1996, 62 chiếc tàu ngầm lớp Los Angeles đã được sản xuất. Không phải tấy cả các tàu đều phục vụ cùng lúc. Những chiếc sản xuất đầu tiên đã "về hưu" từ năm 1995 chỉ sau 17 năm hoạt động để tránh chi phí nhiên liệu hạt nhân tốn kém trong khi dây chuyển sản xuất vẫn hoạt động.

Hiện nay, 38 chiếc thuộc lớp này vẫn đang hoạt động. Với năng lượng hạt nhân, con tàu có thể di chuyển khắp nơi trên thế giới. Gới hạn duy nhất mà nó khó vượt qua là vấn đề đảm bảo lương thực. Vì lẽ đó, trung bình còn tàu hoạt động liên tục trên biển chỉ 90 ngày.

Xem thêm video:

[mecloud]wXIprQVR66[/mecloud]

Lê Huyền (National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news