Khác với quan niệm kiêng uống thuốc, tránh ăn cay vào đầu năm của người hiện đại, mâm cơm đón Tết của người Trung Quốc xưa lại có đủ những thứ này.
Tại Trung Hoa xưa, hoàng tộc và bách tính từ lâu đã có tập tục thưởng thức những món đặc biệt chỉ dành riêng cho ngày đầu xuân năm mới.
Nhắc đến phong tục độc đáo của người Trung Quốc trong dịp Tết cổ truyền, ta khó có thể bỏ qua những đặc sắc về ẩm thực chào xuân của người dân nước này.
Khác với mâm ngũ quả và những thức quà thời hiện đại, trên mâm cơm đầu năm của người Trung Quốc xưa, từ rượu, canh, món mặn cho tới điểm tâm, thuốc bổ đều có cả. Hơn nữa, mỗi loại thức uống, đồ ăn vào dịp đầu năm này đều hàm chứa một ý nghĩa riêng biệt.
Rượu Tiêu Bách
Đúng như tên gọi của mình, loại rượu này được làm từ hoa tiêu và lá cây bách. Hai loại nguyên liệu này có thể đem đi ủ riêng rồi pha vào nhau, hoặc có thể dùng chung để cùng nấu rượu.
Hoa tiêu mang lại hương vị thơm ngon, khi uống vào cảm giác nhẹ và lâu say, còn lá cây bách từ xa xưa đã được cổ nhân ví như tiên dược phòng bách bệnh.
Cổ nhân tin rằng đầu năm uống rượu Tiêu Bách có thể phòng bệnh, sống lâu. Từ thời nhà Minh, loại rượu này cũng trở thành thức uống không thể thiếu trong mỗi dịp đón năm mới ở vùng Sơn Đông, Chiết Giang, Gia Hưng.
Uống rượu Tiêu Bách vào đầu năm là phong tục đã xuất hiện từ lâu trong văn hóa Trung Hoa. (Tranh minh họa: Nguồn Internet).
Canh đào
Để nấu được một bát canh đào, người xưa cất công lựa chọn từng chiếc lá, chiếc cành, từng đoạn thân cây để chế biến mà thành. Trung y cho rằng đào là "tinh" trong ngũ hành. Vì vậy uống canh đào vào đầu năm được tin là có thể tránh tà khí, quản bách quỷ.
Canh đào thời xưa làm từ lá và gỗ của cây đào. Ngày nay, cách nấu canh đào đã có nhiều thay đổi để phù hợp với khẩu vị của người hiện đại. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
Rượu Đồ Tô
Tương truyền rằng, rượu Đồ Tô là sáng chế của thần y Hoa Đà thời nhà Hán.