Tin mới

Lá chắn tên lửa Mỹ không làm Triều Tiên "sợ hãi"

Thứ sáu, 11/03/2016, 16:57 (GMT+7)

Để ngăn Mỹ tạo ra một Iraq nữa, Triều Tiên sẽ bằng lòng với kho vũ khí với vài chục quả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. THAAD có thể còn thúc đẩy họ tạo ra nhiều bom và tên lửa hơn nữa.

Để ngăn Mỹ tạo ra một Iraq nữa, Triều Tiên sẽ bằng lòng với kho vũ khí với vài chục quả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. THAAD có thể còn thúc đẩy họ tạo ra nhiều bom và tên lửa hơn nữa.

Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD của Mỹ. Ảnh: Reuters

Việc dùng một tên lửa để chống một tên lửa được ví như lấy một viên đạn bắn một viên đạn. Đó là những gì mà hệ thống Phòng thủ khu vực Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ định làm. Là sản phẩm trong siêu dự án Star Wars, THAAD là một hệ thống tên lửa chống đạn đạo (ABM), được thiết kế để bắn hạ các tên lửa đạn đạo ở giai đoạn cuối - khoảnh khắc trước khi chúng tấn công trúng mặt đất. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng điều này là không thể bởi nó chỉ có trong tâm trí của những nhà khoa học bị điên.

Điện Kremlin sẽ không bao giờ nói về điều này nhưng người Nga biết rằng trong thực tế, Mỹ đang chi hàng tỷ đô la trong cuộc tìm kiếm vô ích để đi ngược lại với khoa học. Ngay từ năm 1987, các nhà khoa học cấp cao của Nga như Roald Sagdeev đã quả quyết với Moscow rằng Star Wars chỉ là khoa học giả tưởng.

Vào năm 2002, Hiệp hội Khoa học tự nhiên Mỹ đã yêu cầu Mỹ hoãn triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa cho tới khi chứng minh nó chống lại được những mối đe dọa thực sự. 30 năm trước, cộng đồng khoa học tự nhiên ở Mỹ đã chỉ ra rằng những hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có và được đề xuất không hiệu quả trong việc chống lại những biện pháp đối phó tấn công của Nga.

Vậy thì tại sao Nga tiếp tục phản đối kế hoạch đưa các hệ thống ABM như THAAD tới gần lãnh thổ của mình - lần đầu là ở Ba Lan và giờ là Hàn Quốc? Lý do đó là THAAD là một kẻ gây chia rẽ. Bằng cách tạo ra một yếu tố dễ bị tổn thương, nó sẽ kéo các nước khác vào một chạy đua vũ trang dữ dội.

Đổ bộ với một THAAD

[mecloud]AtT8EWhRNa[/mecloud]

Chiến tranh Lạnh đã tạo ra nhiều từ viết tắt nhưng đáng nhớ nhất là từ MAD - Đảm bảo phá hủy lẫn nhau. Nó có nghĩa là khi không có phương tiện để ngăn chặn các tên lửa của nhau thì Nga và Mỹ được đảm bảo MAD nếu như 1 trong 2 phe tung ra cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên.

Các hệ thống ABM như THAAD làm xáo trộn điều này - cán cân của sự kinh hãi. Nếu bạn nghĩ phía bên kia có thể ngăn tên lửa của bạn, bạn sẽ tạo ra những tên lửa còn nguy hiểm hơn đồng thời bắt đầu nghiên cứu tìm ra các hệ thống ABM. Giống như một phản ứng hạt nhân dây chuyền, quá trình này có thể vượt khỏi tầm kiểm soát. Như lịch sử đã dạy cho chúng ta một bài học đó là những nước bị tổn thương luôn bắt đầu các cuộc chiến.

Sự nguy hiểm của việc triển khai THAAD tới Hàn Quốc đó là nó có nhiều mức độ gây rối hơn lần triển khai tới Ba Lan. Ở châu Âu, bạn chỉ chọc giận người Nga nhưng ở châu Á, bạn khiến tất cả các nước tức điên, từ Trung Quốc, Triều Tiên cho tới Nga. Thêm vào đó, chắc chắn cả Ấn Độ, Nhật Bản cũng vào cuộc. Kết quả dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang điên cuồng.

"Vòm sắt" của Israel sẽ không hoạt động?

Chắc chắn hệ thống phòng thủ "Vòm sắt" (Iron Dome) của Israel sẽ hoạt động - chống lại những tên lửa nhỏ do những kẻ nổi dậy ngu muội bắn đi. Tờ Extreme Tech giải thích: "Những tên lửa có vận tốc điển hình khoảng 675m/s (0,4 dặm/s). Ngược lại, một ICBM (tên lửa đạn đạo liên lục địa) có vận tốc 2,5 dặm/s ở giai đoạn đẩy và đạt vận tốc khoảng 4,3 dặm/s ở giai đoạn cuối".

"Một trong những lý do mà hệ thống "Vòm sắt" của Iran làm việc là bởi vì các phần tử nổi dậy nó chống lại sẽ không thể bắn đi hàng ngàn tên lửa vào không phận Israel chỉ trong vài phút. Dù vậy, nó chỉ là biện pháp mang tính tâm lý".

Dưới đây là những lý do khác lý giải tại sao THAAD chắc chắn thất bại.

Va chạm và phá hủy

Tên lửa được phát triển cho THAAD không mang đầu đạn nổ. Thay vào đó, nó dựa trên động năng va chạm để phá hủy tên lửa đang bay tới. Lý do là một cuộc tấn công dựa vào động năng như vậy sẽ giảm thiểu nguy cơ của một đầu đạn nổ thông thường. Thêm vào đó, các đầu đạn hạt nhân được lập trình để phát nổ ở độ cao nhất định vì thế không hy vọng chúng sẽ phát nổ khi xảy ra va chạm.

Nhưng sự va chạm ở đây - các đầu đạn hóa học hoặc sinh học có thể tan rã hoặc phát nổ gây nguy cơ ô nhiễm môi trường. Kết quả của việc tấn công bằng động năng này là tên lửa có thể rơi ở ngoại ô thay vì ở trung tâm thành phố.

Các tên lửa Sidewinding

[mecloud]G8mYnz7NFq[/mecloud]

Những tên lửa cũ của Nga nổi tiếng với sức mạnh uy lực. SS-18 (được NATO định danh là Satan) nặng tới 209.000 kg. Tên lửa chính xác tầm cao này của Nga không chỉ thâm nhập mà còn phá hủy được các hầm chứa tên lửa của Mỹ vốn đã được tôi cứng tới 300 psi. Nhưng các hầm chứa của SS-18 được tôi cứng lên tới 6.000 psi khiến cho tất cả các tên lửa đều bất khả xâm phạm.

Ngoài ra, THAAD còn phải đối mặt với nhiều tên lửa mạnh khác của Nga như Bulava, ICBM mới nhất RS-26 Sarmat sắp được đưa vào Lực lượng Tên lửa Chiến lược.

Sẽ không làm Triều Tiên sợ hãi

Sau khi Mỹ xâm lược Iraq và hành quyết Tổng thống Saddam Hussein, một nhà ngoại giao Ấn Độ nhận xét: "Chưa bao giờ đàm phán với Mỹ mà không có một quả bom hạt nhân". Triều Tiên đã tiếp thu điều này khá tốt. Ngày nay, họ không chỉ có những quả bom nguyên tử mà còn có cả bom nhiệt hạch. Thêm vào đó, họ có khả năng bắn những quả tên lửa đó đi xa hơn.

Để ngăn Mỹ tạo ra một Iraq nữa, Triều Tiên sẽ bằng lòng với kho vũ khí với vài chục quả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. THAAD có thể còn thúc đẩy họ tạo ra nhiều bom và tên lửa hơn nữa.

Ngoài ra, khi THAAD đặt ngay ở sân sau nhà mình, cả Nga và Trung Quốc sẽ áp dụng cá biện pháp chống lại. Vì thế đừng mong đợi hệ thống tên lửa chống đạn đạo này của Mỹ góp phần vào an ninh khu vực.

Mỹ tham gia dự án Star Wars từ lâu và không bao giờ thực sự tin mình có thể tạo ra một hệ thống phòng thủ tên lửa hữu hiệu, có thể làm lệch hướng tên lửa của đối phương. Mặt khác, người Nga - người bị ám ảnh về quốc phòng sau chấn thương của Thế chiến II - tiếp tục phát triển các lớp tên lửa chống tên lửa khác nhau. Đó bao gồm A-35, S-300, S-400, S-500.

Vì thế ở thời điểm này và trong tương lai gần, Nga ít lo lắng về THAAD.

Bảo Linh (RBTH)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: thaad