Tin mới

Làm sao biết được khách hàng mua bia đang… cho con bú?

Thứ hai, 08/09/2014, 09:38 (GMT+7)

Theo dự thảo của Bộ Công Thương về quản lý sản xuất, kinh doanh bia thì việc bán sản phẩm bia cho những người có biểu hiện say xỉn, phụ nữ có thai hoặc trong thời kỳ cho con bú… Tuy nhiên, điều người kinh doanh, người tiêu dùng quan tâm chính là việc hiện thực hóa quy định sẽ như thế nào, ai quản lý, giám sát và phạt ai?

 

 

Theo dự thảo của Bộ Công Thương về quản lý sản xuất, kinh doanh bia thì việc cấm bán sản phẩm bia cho những người có biểu hiện say xỉn, phụ nữ có thai hoặc trong thời kỳ cho con bú… Tuy nhiên, điều người kinh doanh, người tiêu dùng quan tâm chính là việc hiện thực hóa quy định sẽ như thế nào, ai quản lý, giám sát và phạt ai?


Qui định cấm thương nhân bán bia cho người có biểu hiện say bia, say rượu; cho phụ nữ có thai hoặc trong thời gian đang cho con bú; cho người đang có bệnh lý về lạm dụng sử dụng bia, rượu. Qui định này khiến nhiều người kinh doanh “giật mình”. Bởi, người có biểu hiện say bia rượu, phụ nữ có thai thì có thể dễ dàng nhận biết, nhưng phụ nữ đang trong thời gian cho con bú thì chắc chắn rất khó để nhận biết.

 Mà nếu những người phụ nữ đi mua bia bị cho là đang trong thời gian cho con bú thì chẳng lẽ họ phải mang theo giấy khai sinh của con hay chứng minh kiểu gì cho người bán tin là con họ đã cai sữa!?

Chia sẻ với PV PL TP.HCM, một chủ quán trên đường Độc Lập, quận Tân Bình, TP.HCM cho biết: “Mọi người vào quán thì đều bình đẳng như nhau, không lẽ ai vào quán cũng yêu cầu đưa giấy tờ ra kiểm tra. Như vậy chẳng khác nào vô tình đuổi khách vì những phiền hà đó.

Chẳng hạn, người bán hàng phân biệt làm sao được là người mua có thai hay không. Cứ cho là biết người phụ nữ có thai đi nhưng mua bia về cho chồng uống chẳng lẽ cũng không được. Chưa kể trường hợp có thai nhưng cố tình nói không có thai thì người bán phải yêu cầu có giấy chứng nhận của bác sĩ hay sao. Hạn chế rượu, bia là tốt nhưng tôi thấy trường hợp cấm phụ nữ có thai và cho con bú nên để người ta tự biết tác hại, còn cấm thì nghe hơi khó thực hiện được…”

Những quán bia vỉa hè đang mọc như nấm tại khắp các con phố

Cũng liên quan đến vụ việc, thông tin trên tờ PL XH, chị Nguyễn Thị Loan, trú tại phường Yên Phụ, quận Tây Hồ cho biết: “Tôi không hiểu vì sao lại cấm bán bia cho phụ nữ có thai, vì nếu chồng đi vắng, con đến 17 tuổi vẫn không được mua, mà chị em đi mua bia về tiếp khách cũng không được thì phải nhờ người khác mua à?”.

Bên cạnh đó, theo nhiều ý kiến của đông đảo người dân, quy định quản lý kinh doanh bia rượu hiện mới chỉ giải quyết được phần ngọn . Đơn cử việc bán bia cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú hay người có bệnh lý về lạm dụng rượu bia sẽ đẩy cái khó về cho người kinh doanh và không hiểu người kinh doanh sẽ phải xác định dấu hiệu nào để nhận biết, ai sẽ quản lý, giám sát và xử phạt.

Hiện nay, đa số mua bán hàng hóa nhu mua bia, rượu không hóa đơn chứng từ, liệu cơ quan quản lý có phạt được cửa hàng hay không? Nếu phát hiện cửa hàng bán bia, rượu cho đối tượng trên thì rất khó để có thể xử phạt.

Liên quan đến các nội dung mô tả các hành vi vi phạm nêu trong Điều 16 của dự thảo, theo,ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) là chưa đạt yêu cầu.

Cụ thể là cấm bán bia trong trường học, bệnh viện, công sở; đây là các trường hợp phải cân nhắc kỹ điều kiện, thời gian khi áp dụng. “Như trường hợp cấm bán bia cho người say rượu, bà mẹ cho con bú, người lạm dụng bia rượu,… là câu chuyện khôi hài. Bởi căn cứ vào đâu để áp dụng, làm sao người bán biết được ai say hay không say rượu, ai đang cho con bú để bán. Đây là các quy định không phù hợp về định lượng để xác định hành vi xử phạt người bán, gây ra tranh cãi khi xử lý”. Ông Sơn nhận định và phân tích tiếp: “Hay như cấm bán bia ở vỉa hè, lâu nay khái niệm vỉa hè vẫn chưa có sự thống nhất. Ở Việt Nam, vỉa hè có rất nhiều loại. Do vậy khi đưa ra quy định mà chưa có căn cứ xử lý thì hiệu quả thấp và tạo ra sự nhờn luật…”. Trên những cơ sở này, theo ông Sơn, ban soạn thảo cần chọn lọc và điều chỉnh phù hợp, hoàn thiện dự thảo.

“Văn bản đang nằm trong quá trình dự thảo nên cần có sự góp ý và cân nhắc chỉnh sửa thêm mới có thể đảm bảo trình lên cấp trên. Trước khi trình thì Bộ Tư pháp sẽ thẩm định, khi đó Bộ sẽ có ý kiến chính thức” - ông Sơn cho hay.

Theo Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news