Người Ba Tư đã xây dựng một công trình đá quy mô để tưởng nhớ những vị vua quyền lực nhất của họ.
Cách Persepolis, tỉnh Fars, Iran 12 km về phía tây bắc, có một khu đại mộ cổ được xây dựng từ năm 1000 TCN có tên Naqsh-e Rustam, điều đặc biệt là khu mộ này được xây trên một vách đá khổng lồ của 1 quả núi.
Nhóm các ngôi mộ ở gần nhau. Ảnh: Ancientcode
Khu mộ lớn gồm 4 ngôi mộ của triều đại Achaemenid (500-330 TCN) cắt cao trên mặt vách đá với nhiều bức tranh bích họa trang trí theo lối kiến trúc, các mặt tiền đều được chạm trổ thành các tấm lớn trên cửa ra vào (nằm ở trung tâm cây thánh giá), mỗi cửa sổ đều tương tự nhau.
Xem video:
Lăng mộ Naqsh - e Rustam. Nguồn: Ivan Tang
Bên trong lối vào này là 1 căn phòng, nơi an nghỉ của các vị vua . Phía trước, bên dưới mỗi ngôi mộ là các bức tượng của nhà vua Sassanian, các vị thần, với binh lính và quan chức.
Đáng chú ý nhất là bức tượng Hoàng đế Sassanian Shapur I trên lưng ngựa, phía trước là Hoàng đế La Mã Valerian cúi chào ông ta, và Philip Ả Rập giữ ngựa của Shapur, còn nằm dưới đất là Hoàng đế Gordian III đã chết trong trận chiến.
Mặt tiền ngôi mộ cổ. Ảnh: Ancientcode
Bức phù điêu trước ngôi mộ. Ảnh: Ancientcode
Vua Ba Tư khuất phục vua La Mã. Ảnh:Ancientcode
Lối vào ngôi mộ. Ảnh: Thevintagenews
Đây cũng là bức phù điều kỷ niệm trận chiến Edessa vào năm 260 SCN, đây là cuộc chiến tranh kéo dài trong 7 thế kỷ giữa La Mã và Ba Tư.
Ngôi mộ cũng chính là nơi lưu giữ ký ức về một thời gian huy hoàng của đế quốc Ba Tư hùng mạnh sánh ngang với đế quốc La Mã cũng như là đối trọng đáng chú ý thời kỳ cổ đại. Cái tên Naqsh-e Rustam có ý nghĩa là Ngai vàng của Rustam (Throne of Rustam).
*Rustam được coi là nhân vật anh hùng lừng danh nhất trong huyền tích Ba Tư. Ngoài ra, ngôi mộ còn có tên khác là Salib, trong tiếng Ả Rập nghĩa là "Cây Thánh Giá" (cross) vì hình dáng phía trước của ngôi mộ này.
Ngôi mộ từng là nơi tổ chức nhiều nghi lễ quan trọng. Ảnh: Ancientcode
Một trong những ngôi mộ được xác định chủ nhân một cách rõ ràng vì có dòng chữ phía trước nghĩa là "một người Parsi, con của một người Parsi, một Aryan, của gia đình Aryan", đó là ngôi mộ của Darius I (522-486 TCN).
Ba ngôi mộ còn lại được cho là của các Xerxes I (486-465 TCN), Artaxerxes I (khoảng 465-424 TCN) và Darius II (tương ứng 423-404 TCN). Ngoài ra còn có một ngôi mộ dang dở được cho là của vị vua Artaxerxes III, hoặc cũng có thể là Darius III (khoảng 336-330 TCN).
Sau cuộc chinh phục Đế quốc Achaemenid bởi Alexander, những ngôi mộ này đã bị cướp phá nặng nề khiến nhiều phù điêu trước ngôi mộ đã bị phá hủy hay di chuyển tới nới khác.
Hoa Hướng Dương (Bài viết được dịch từ các nguồn: Ancientcode, Atlasobscura, Heritageinstitute)
Theo Helino/Trí thức trẻ