Vào những năm 70 của thế kỷ trước, quân đội Liên Xô đã âm thầm nghiên cứu phiên bản siêu tiêm kích thế hệ 5 mang tên MIG 1.44.
Mô hình siêu tiêm kích MIG 1.44 của Liên Xô
Dự án phát triển tiêm kích MIG 1.44 này rất ít người được biết đến và vào năm 2000 Nga đã chính thức đình chỉ dự án. Mặc dù không có một chiếc MIG 1.44 nào được trang bị cho không quân nhưng những nền tảng kỹ thuật của nó đã đóng góp lớn vào việc chế tạo tiêm kích T-50 hiện nay của không quân Nga. Nguyên mẫu của tiêm kích MiG-1.44 đã được sản xuất và cho bay thử nghiệm. Hiện nguyên mẫu này được bảo quản trong một viện bảo tàng hàng không.
Tham vọng của quân đội Liên Xô thời đó là muốn tạo ra một thế hệ tiêm kích đa năng có khả năng chiếm ưu thế trên không đối với mọi máy bay chiến đấu của phương tây. Chính vì vậy dự án MIG 1.44 ra đời để đáp ứng được các yêu cầu mới của quân đội trong tương lai.
Nguyên mẫu thử MIG 1.44
Tiêm kích MiG-1.44 được đánh giá là một tiêm kích có khả năng siêu cơ động do chúng được trang bị 2 động cơ AL-41F, đây là loại động cơ đầu tiên trên thế giới có tính năng điều kiển véc tơ lực đẩy. Các chuyên gia thiết kế cũng tính toán đến hình dáng và cấu trúc thân cho tiêm kích MiG-1.44 sao cho giảm khả năng phản xạ sóng vô tuyến của các radar phòng không của đối phương.
Video Sát thủ săn ngầm mà Mỹ muốn bán cho Việt Nam
Tiêm kích MiG-1.44 được trang bị hệ thống tác chiến điện tử cùng với hệ thống điều khiển hỏa lực, các tên lửa đa tầm được dẫn đường chủ động có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu đang bay. Theo một số nguồn tin từ quan chức quân đội Nga thì tiêm kích MiG-1.44 có khả năng không chiến với 20 mục tiêu cùng lúc. Với đặc tính này MiG-1.44 hoàn toàn không thua kém bất cứ tiêm kích hiện đại nào hiện nay của Mỹ. Đến nay không rõ nguyên nhân gì mà Nga dừng hoàn toàn việc hoàn thiện tiêm kích MiG-1.44. Mặc dù vậy chủ đề MiG-1.44 vẫn luôn làm đau đầu các cơ quan tình báo của Mỹ và phương tây vì đằng sau dự án này vẫn còn rất nhiều bí mật đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.
Yên Hưng