Tin mới

Loại cá cực bẩn, cực độc ra chợ thấy rẻ đến mấy cũng đừng ham mua kẻo hại thân

Thứ hai, 20/11/2023, 16:15 (GMT+7)

Loại cá cực bẩn, cực độc này nếu ra chợ thấy bán rẻ đến mấy, các chị em nội trợ cũng nên tỉnh táo không nên mua. 

Cá lau kính có tên tiếng Anh là suckermouth catfish, hay còn được gọi là janitor fish. Tên khoa học của nó là Hypostomus plecostomus. Loại cá này có chiều dài lên đến 70cm và trọng lượng có thể tới vài kilôgam. Thức ăn chính của loài cá này là các loại rong, rêu, tảo bám trên bề mặt thực vật hoặc nền đáy.

Đây được xem là loại cá rất bẩn và nếu không biết cách chế biến, ăn vào có thể gây ngộ độc. Cá lau kính là loại cá ăn tạp, ăn cá chết và các chất độc hại khác. Bên cạnh đó, loại cá này có quá trình trao đổi chất chậm nên trong cơ thể tích tụ một lượng lớn chất độc hại và ký sinh trùng. Đây cũng là lý do ít ai lựa chọn cá lau kính làm thực phẩm. 

Cá lau kính ăn tạp và trong cơ thể chứa nhiều ký sinh trùng. Ảnh internet
Cá lau kính ăn tạp và trong cơ thể chứa nhiều ký sinh trùng. Ảnh internet

Mặc dù cá lau kiếng có thể ăn được nhưng các chuyên gia cũng khuyến cáo nếu người ăn có hệ tiêu hóa nhạy cảm, hoạt động không tốt, tốt hơn hết hãy tránh sử dụng các thực phẩm lạ như loài cá lau kiếng này.

Đặc biệt, có một số loài cá giống cá lau kiếng có thể chứa nọc độc ở vây lưng và vây ngực, được sử dụng để tự vệ chống lại kẻ săn mồi và thường được nạp đầy bởi các mô tuyến dưới biểu mô. Khi bị cắn hoặc chích bởi các loài cá này, nọc độc có thể gây ra các tình trạng viêm với ban đỏ, phù nề, xuất huyết cục bộ và hoại tử mô.

Triệu chứng khác có thể xảy ra bao gồm nhịp tim nhanh, suy nhược, hạ huyết áp, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt và suy hô hấp, có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, dựa trên những triệu chứng này và tiềm năng độc tính, bạn nên cẩn thận khi ăn cá lau kiếng và tránh tiếp xúc với các loài cá giống cá lau kiếng có nọc độc.

Nhiều nơi vẫn chế biến ăn cá lau kính. Ảnh internet
Nhiều nơi vẫn chế biến ăn cá lau kính. Ảnh internet

Theo ước lượng năm 2005, tỉ lệ cá lau kính trên các loài cá khác ở dòng sông này là khoảng 10:1, tức là số lượng cá lau kính gấp mười lần so với các loài khác. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do sự phát triển đàn rất nhanh của cá lau kính và tính phàm ăn của chúng. Dù không trực tiếp tấn công các loại cá khác, nhưng cá lau kính đã giành hết thức ăn và ăn cả trứng của những loài cá khác khiến một số loài cá gần như bị tuyệt chủng.

Chưa hết, không chỉ dừng lại ở tác hại đối với nguồn lợi thủy sản, cá lau kính còn gây ra sự tổn hại đối với hệ sinh thái. Trước hết, sự phát triển đàn cá lau kính đã tạo ra sự mất cân bằng loài động vật trên sông. Ngoài ra, tính phàm ăn của cá lau kính cũng hủy diệt các loài thực vật dưới nước. Và cuối cùng, sự đào hang của chúng cũng đã gây ra sự sạt lở và xói mòn dọc bờ sông...

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news