Me rừng là cây rừng mọc hoang khắp nơi. Sau khi biết về giá trị dinh dưỡng của me rừng, nhiều người hái quả, mang bán với giá vài trăm nghìn mỗi kg. Một nghiên cứu trên Tạp chí Phòng chống Ung thư Châu Âu đã gọi quả này là "loại quả mọng thần kỳ để điều trị và ngăn ngừa ung thư". Một bài báo trên tạp chí Y khoa Pharmacological Research giải thích: "Mỗi bộ phận cây me rừng đều có tác dụng riêng trong việc điều trị bệnh. Nó có thể được sử dụng để điều trị hữu hiệu nhiều bệnh tật cho con người".
Một số nghiên cứu chỉ ra, quả me rừng là một trong ba nhân tố quan trọng làm nên công thức Triphala - một trong những bài thuốc lâu đời của y học cổ truyền Ấn Độ, giúp điều trị xơ vữa động mạch, tiểu đường, các tật về nhãn khoa, xương khớp, béo phì... Trong một nghiên cứu trên Tạp chí Quốc tế về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng, khi những người mắc tiểu đường dùng khoảng nửa thìa bột quả me rừng mỗi ngày, cholesterol giảm 35% đến 45% trong vòng 3 tuần, tương đương với việc dùng thuốc giả dược trong 6 tháng.
Trong Đông y, quả me rừng có vị chua, ngọt, đắng, tính mát, thường dùng chữa cảm mạo phát sốt, ho, đau cổ họng, miệng khô khát. Theo sách “Những Cây thuốc vị thuốc Việt Nam” của cố giáo sư Đỗ Tất Lợi, thì quả me rừng được dùng làm thuốc chữa một số bệnh dưới dạng sắc nước uống hoặc dưới dạng ô mai.
Y học phương tây cũng nghiên cứu thấy trong quả me rừng (trong tiếng lào gọi là Mắc Kham) có chứa số lượng lớn vitamin C tham gia vào quá trình chuyển hóa cholesterone, giúp khoảng 80% cholesterone chuyển hóa thành hợp chất tan trong nước, có thể dễ dàng bài tiết ra bằng đường nước tiểu.
Dưới đây là các bài thuốc trị bệnh từ cây me rừng:
- Chữa chứng tăng huyết áp: Rễ cây me rừng 15 – 30g, sắc lấy nước uống, chia thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày.
- Chữa cảm mạo gây sốt cao: Quả me rừng 10 – 30g, sắc lấy nước uống, chia thành nhiều lần và dùng hết trong ngày.
- Bài thuốc lợi tiểu: Dùng vỏ thân 10 – 20g, sắc uống trong ngày. Hoặc lá me rừng 10 – 20g, mã đề và râu ngô mỗi thứ 1 ít. Đem các vị sắc lấy nước uống, chia thành nhiều lần uống hết trong ngày.
- Trị tiểu đường: Quả me rừng 15 – 20g, ướp với muối ăn rồi dùng uống hằng ngày.
- Trị nước ăn chân: Quả me rừng giã lấy nước rồi thoa lên chỗ da bị nước ăn.
- Bài thuốc chữa rắn cắn (áp dụng trong trường hợp chưa thể đến bệnh viện): Vỏ cây me rừng giã nát rồi thêm một ít nước vào, chắt lấy nước uống còn dùng bã đắp vào vết cắn. Sau đó cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.
- Rượu me rừng kích thích tiêu hóa và tăng cường khả năng sinh lý: Rượu trắng 2 lít và quả me rừng 1 kg, rửa sạch me, để ráo rồi xếp vào bình đổ rượu vào ngâm trong vòng 1 tháng. Mỗi lần uống 1 chén nhỏ, dùng 3 lần/ngày trong bữa ăn.
- Chữa tiêu chảy, đau bụng và đau họng: Rễ cây khô 15 – 20g, đem sắc với 700ml nước, chia thành nhiều lần uống trong ngày.
- Trị thấp chẩn, mẩn ngứa, viêm da mãn tính: Vỏ me rừng 15 – 30g, quả me rừng 10 – 30g, lá me rừng 10 – 20g, sắc uống, ngày dùng 1 thang. Đồng thời nên dùng lá me rừng nấu lấy nước tắm rửa hằng ngày.