Đặc điểm của quả la hán
Quả la hán được gọi là la hán quả hay giả khổ qua với tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle thuộc họ Bí. Cây la hán là loại cây mọc leo đặc sản của vùng Quảng Tây, Quế Lâm, Trung Quốc được trồng lấy quả và sử dụng chế biến thành các loại nước giải khát rất tốt.
Trong quả la hán có 25-38% đường, có saponin tritecpen mang vị ngọt tự nhiên, chất nhầy (D-mannitol), protein, vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng có ích (Mn, Fe, Zn, Se, Iốt...).
Tác dụng của quả la hán
Giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường
Trong y học cổ truyền Trung Quốc dùng quả la hán để điều trị bệnh tiểu đường vì lượng calo khá thấp. La hán quả giúp làm giảm hàm lượng đường trong máu, kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn. Do đó, người bình thường khi sử dụng quả la hán cũng giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm trên.
Chống oxy hóa
Chất mogrosid trong quả la hán là một trong những chất oxy hóa cực mạnh được khoa học chứng minh giúp làm chậm tiến trình lão hóa, bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do và ngăn ngừa bệnh tật.
Thanh nhiệt, trị táo bón, kháng viêm
Trong dân gian thường dùng quả la hán nấu nướng giúp thanh mát cơ thể. Ngoài ra cũng có thể nấu chè la hán với táo đỏ khô mỗi khi có biểu hiện nóng trong, táo bón. Loại quả này còn có đặc tính kháng viêm giúp cơ thể chống lại tình trạng viêm nhiễm, giảm sưng đau ở khu vực tổn thương.
Chữa viêm họng, chống ho
Theo trang Sức khỏe đời sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế) quả la hán có tác dụng tốt trong việc chữa viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản cấp,... Sắc quả la hán uống có thể chống ho, trừ đờm rõ ràng, bên cạnh đó loại quả này còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của các tế bào của cơ thể.
Ngăn ngừa các bệnh lý về hô hấp, tim mạch
La hán đem nấu nước cũng có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp như ho gà, viêm phế quản, viêm thanh quản, ho hay bệnh viêm amidan. Đặc biệt, với người bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch dùng quả la hán cũng giúp làm giảm các triệu chứng trên.
Giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Chất chống oxy hóa trong la hán có khả năng ức chế sự tăng sinh của khối u, ngăn chặn không cho tế bào ung thư lan rộng. Đặc biệt quả la hán rất an toàn cho người bị ung thư.
Giải độc, kích thích tiêu hóa, làm mát máu
Một Công dụng khác của la hán quả chính là trong quả có tính hàn giúp làm mát máu, hỗ trợ giải độc gan, làm sạch đường ruột. Bên cạnh đó, loại quả này còn được biết đến với tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
Những người không nên uống nhiều la hán
Theo Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y TP Hà Nội do quả la hán có vị ngọt, tính mát có tác dụng nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện nên những người có thể chất nhiệt, có bệnh lý hô hấp và tiêu hóa thuộc thể "nhiệt" theo cách phân loại của Đông y là thích hợp nhất.
Tuy nhiên, BS Siêm cũng nhấn mạnh người thể chất "dương hư" hay còn gọi là "hư hàn" (dân gian gọi là "tạng hàn") thường có biểu hiện thích ấm, sợ lạnh, da nhợt nhạt, chân tay lạnh, thích uống ấm, đại tiện lỏng loãng; rêu lưỡi trắng... thì không nên lạm dụng.
BS Siêm cho rằng, trung bình mỗi người nên dùng 1-2 quả sắc nước uống là phù hợp.
Một số bài thuốc trị bệnh từ quả la hán
Trị viêm họng: Sử dụng quả la hán, thái nhỏ rồi hãm với nước sôi. Người bị viêm họng thì thay nước uống hằng ngày.
Trị khàn tiếng: Lấy một quả la hán, thái nhỏ từng miếng đem đi sắc lấy nước uống 2 đến 3 lần trong ngày hoặc có thể uống dần mỗi lần một ít sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại tiếng.
Trị bệnh lao: Sử dụng 60 g la hán với 100 g thịt lợn nạc, đem hầm cùng nhau và sử dụng cùng với bữa ăn hằng ngày.
Chữa bệnh táo bón từ quả la hán: Lấy quả la hán sắc nước rồi pha thêm chút mật ong uống trong ngày có thể trị táo bón cực kỳ hiệu quả.