Tục cúng giao thừa được biết đến là một trong những phong tục cổ truyền của người dân Việt Nam. Phong tục này mang ý nghĩa tiễn năm cũ và chào đón một năm mới với nhiều may mắn và thành đạt.
Chính vì thế, mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời đúng chuẩn cũng cần nhiều yêu cầu mà các gia chủ cần biết.
Tục lệ cúng giao thừa trong nhà
Cúng giao thừa trong nhà chính là lễ cúng tổ tiên nhằm cầu xin những điều tốt lành sẽ đến với gia đình trong năm mới.
Lễ vật cúng giao thừa trong nhà gồm
- Mâm ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt tết, rượu, bánh chưng, giò/ chả hoặc thịt gà, xôi gấc.
Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ gia tiên, đốt đèn nến, thắp hương gia chủ thành kính và đọc văn khấn giao thừa trong nhà.
Mười hai vị hành khiển và Phán quan bao gồm
1. Năm Tý: Chu vương Hành khiển, Thiên ôn hành binh chi thần, Lý tào phán quan.
2. Năm Sửu: Triệu vương Hành khiển, Tam thập lục thương hành binh chi thần, Khúc tào phán quan.
3. Năm Dần: Ngụy vương Hành khiển, Mộc tinh hành binh chi thần, Tiêu tào phán quan.
4. Năm Mão: Trịnh vương Hành khiển, Thạch tinh hành binh chi thần, Liễu tào phán quan.
5. Năm Thìn: Sở vương Hành khiển, Hỏa tinh hành binh chi thần, Biểu tào phán quan.
6. Năm Tỵ: Ngô vương Hành khiển, Thiên hao hành binh chi thần, Hứa tào phán quan.
7. Năm Ngọ: Tần vương Hành khiển, Thiên mao hành binh chi thần, Ngọc tào phán quan.
8. Năm Mùi: Tống vương Hành khiển, Ngũ đạo hành binh chi thần, Lâm tào phán quan.
9. Năm Thân: Tề vương Hành khiển, Ngũ miếu hành binh chi thần, Tống tào phán quan.
10. Năm Dậu: Lỗ vương Hành khiển, Ngũ nhạc hành binh chi thần, Cự tào phán quan.
11. Năm Tuất: Việt vương Hành khiển, Thiên bá hành binh chi thần, Thành tào phán quan.
12. Năm Hợi: Lưu vương Hành khiển, Ngũ ôn.
Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?
Theo các chuyên gia, gia chủ cần thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời trước nhằm 'nghênh tân, tiễn cửu' tức là đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ. Sau đó mới làm lễ cúng giao thừa trong nhà
Nhà chung cư có cần cúng giao thừa ngoài trời không?
- Khi ở chung cư, do không gian chật hẹp không diện tích dưới mặt đất nên việc cúng chỉ cần tập trung ở trong nhà mà không nhất thiết phải cúng ngoài trời.
- Nếu các gia đình cần cúng ngoài trời thì nên xuống dưới sân của nhà chung cư chứ không phải trên tầng.
- Việc cúng ngoài trời thì cần có khoảng không gian có trời, có đất, do đó lễ vật cần được đặt gần với mặt đất.
Do đó nếu cúng ở trên khoảng không của tầng lầu chung cư thì không gian bày lễ quá cách xa nên không thể gọi là cúng ngoài trời được.