Mâm cúng Tất niên gồm những gì?
Đa phần lễ vật cúng tất niên dịp cuối năm gồm mâm cơm cúng, tiền giấy, vàng mã, đèn sáp, nhang, mâm ngũ quả.
Trong đó, mâm cúng truyền thống cần có các món vật phẩm cơ bản gồm: Trà, rượt, nước lọc, gạo, trầu cau, bánh kẹo...
Miền Bắc sẽ thường có các món ăn quen thuộc như canh móng giò hầm măng, xôi gấc, bánh chưng, giò hoặc chả lụa, gà trống luộc, miến nấu lòng gà... Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số món bình dị khác như dưa hành muối, nộm, thịt đông...
Miền Trung mâm cúng thường có những món gì?
Miền Nam sẽ có củ cải ngâm nước mắm, canh khổ qua nhồi thịt, canh măng, miến lòng gà, xem, giò lụa xào...
Tùy theo bản sắc khu vực, có thể thêm các món ăn khác cho phù hợp như chả, nem rán, cá rán, canh sườn chua ngọt...
Mâm cúng tất niên của miền Nam thường có những món ăn đặc trưng như bánh tét, củ cải ngâm nước mắm, thịt lợn luộc, gỏi tôm thịt, giò chả, canh măng nấu xương, canh khổ qua nhồi thịt.
Ngoài ra, cũng có thể thêm bớt các món ăn sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của gia đình.
Mâm cúng tất niên và ý nghĩa
Tất niên được xem là một trong những nghi thức đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới, được tiến hành vào những ngày cuối năm, thường vào 30 âm lịch.
Đây là dịp để các gia đình có dịp được sum họp, gặp mặt và chuẩn bị bữa cơm thân mật sau một năm cũng như chuẩn bị chào đón một năm mới thật nhiều Bình An.
3 sai lầm nghiêm trọng khi bày mâm cúng Tất niên
1. Thời điểm làm mâm cúng Tất niên
Thời điểm tốt nhất để làm mâm cúng Tất niên là vào chiều 29 hoặc 30 Tết (tuỳ từng năm). Đây được xem là thời gian hoàn hảo nhất để bày lễ cúng Tất niên cuối năm. Bởi đây là lúc mọi công việc trong năm cũ đã kết thúc, cũng là lúc nhà cửa vừa dọn dẹp xong.
Những người đi xa chưa kịp trở về, cả gia đình sẽ quây quần đầm ấm và cùng chuẩn bị mâm cơm tối dâng cúng ông bà cũng như thưởng thức cùng nhau trước khi chào đón giao thừa của năm mới.
Dù vậy không phải gia đình nào cũng may mắn có được khoảnh khắc hạnh phúc trên bởi công việc bận rộn trong xã hội hiện đại không cho phép họ làm điều đó.
2. Không sử dụng hoa quả nhựa khi dâng cúng
Hoa quả nhựa hay hoa quả giả đều là những thứ tuyệt đối kiêng kỵ khi bày mâm cúng Tất niên.
Cúng Tất niên có thể không đúng ngày giờ nhưng vật phẩm dâng cúng thì chắc chắn không được sai.
Dâng cúng hoa quả nhựa bị coi là hình thức 'phạm thượng', không tôn trọng ông bà tổ tiên.
3. Kiêng kỵ đổ vỡ
Đổ vỡ là một trong những điềm báo không may sắp tới, đặc biệt vào thời điểm quan trọng như thời khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới.
Dưới góc độ thực tế thì trong tiệc tất niên chắc chắn sẽ có nhiều trẻ con và người lớn tuổi, những mảnh vỡ từ thuỷ tinh, chén dĩa hoặc nến, dầu có thể gây nguy hiểm đến các nhóm đối tượng này.