Tin mới

Rằm tháng 7: Mâm cúng rằm tháng 7 đầy đủ và chi tiết nhất 

Thứ tư, 10/08/2022, 11:22 (GMT+7)

Rằm tháng 7, các gia đình cần chuẩn bị lễ cúng gồm: Lễ cúng Phật, lễ cúng gia tiên và lễ cúng cô hồn. 

Rằm tháng 7 hay còn có tên gọi là Tết Trung Nguyên. Đây cũng là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của các nước Á Đông. 

Theo phong tục tín ngưỡng dân gian, tháng 7 Âm lịch cũng là thời điểm Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan (cửa địa ngục) để ma quỷ trở về với dương thế. Đây cũng là lý do tháng 7 âm lịch hàng năm được dân gian gọi là tháng cô hồn. 

Cùng với đó, Tháng 7 cũng là ngày lễ Vu Lan, là ngày con cái báo hiếu với cha mẹ. Ngày này cũng đã đi vào văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam như một ngày lễ cổ truyền. Do đó, theo phong tục vào ngày Rằm tháng 7, các gia đình Việt thường làm mâm cơm cúng, mời các cụ về với con cháu, sau cũng là dịp để gia đình sum vầy. 

Các gia đình thường cúng Rằm tháng 7 từ mùng 10 cho đến 14,15 âm lịch. 

Mâm cúng Phật 

Bàn thờ Phật thường thờ ở mỗi nhà. Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn đối với người theo đạo Phật, cũng là ngày lễ Vu Lan xuất phát từ tích đức Mục Kiều Liên xả thân cứu mẹ. 

Mâm cúng Phật Rằm tháng 7. Ảnh: Internet
Mâm cúng Phật Rằm tháng 7. Ảnh: Internet

Đối với bài cúng Phật, các gia đình cũng cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật và thường nên cúng vào ban ngày. 

Sau khi cúng, mâm cúng Phật thường sẽ được gia đình thụ lộc ngay tại nhà. 

Mâm cúng gia tiên

Đối với mâm cúng gia tiên, các lễ vật cần chuẩn bị gồm mâm cỗ mặn, tươm tất với các món ăn đa dạng, tươi sạch để thể hiện lòng thành kính và biết ơn với tổ tiên.

Mâm cúng gia tiên Rằm tháng 7. Ảnh: Internet
Mâm cúng gia tiên Rằm tháng 7. Ảnh: Internet

Mâm cúng mặn thường gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào... kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu nhang và nến...

   >>XEM THÊM: 15 điều tuyệt đối kiêng kỵ trong tháng cô hồn, tránh rước họa vào thân 

Mâm cúng cô hồn, cúng chúng sinh 

Cúng Rằm tháng 7 ngoài trời hay còn gọi là cúng chúng sinh, cúng cô hồn thường được thực hiện vào chiều tối 14/7 hoặc 15/7 Âm lịch do quan niệm đây là khoảng thời gian Diêm Vương mở cửa Ngũ môn cho các linh hồn trở về Dương thế. 

Mâm cúng cô hồn Rằm tháng 7. Ảnh: Internet
Mâm cúng cô hồn Rằm tháng 7. Ảnh: Internet

Do đó, đây chính là khoảng thời gian tốt nhất để cúng. 

Mâm cúng chúng sinh thường bao gồm các lễ vật như: Gạo, muối, cháo trắng, bỏng ngô, bỏng gạo, bánh kẹo, trái cây. Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là nên cúng chay. Theo quan niệm dân gian, cúng đồ mặn sẽ khơi dậy tham, sân, si của các vong hồn.

  **Bài viết mang tính chất tham khảo

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Rằm tháng 7