Tin mới

Một số lưu ý quan trọng khi ăn cua đồng

Thứ ba, 28/10/2014, 09:52 (GMT+7)

 Cua đồng là một trong những món ăn dân dã có mặt trong bữa ăn hàng ngày của người Việt bởi hương vị đặc trưng và rất dễ ăn, ngon cơm mà lại có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, đối với loại thực phẩm này, khi sử dụng bạn cũng cần phải lưu ý một số nguyên tắc.

Cua đồng là một trong những món ăn dân dã có mặt trong bữa ăn hàng ngày của người Việt bởi hương vị đặc trưng và rất dễ ăn, ngon cơm mà lại có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, đối với loại thực phẩm này, khi sử dụng bạn cũng cần phải lưu ý một số nguyên tắc.

Cua có nguồn omega-3 rất tốt cho cơ thể, có thể giúp giảm được huyết áp và các bệnh liên quan đến tim mạch, giảm được các chứng viêm, bên cạnh đó omega-3 còn giúp hệ thống cơ hoạt động tốt.

Cua là thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa được nguy cơ ung thư. 3 ounce cua (1 ounce = 28.35g) chứa khoảng 300-500 mg chất béo tốt cho cơ thể bạn.

Trong  sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam do viện Dược liệu (bộ Y tế) ấn hành cho biết, trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protid; 3,3% lipid; 5.040mg% Ca; 430mg% P; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin... Đặc biệt, mai cua có nhiều chất chitin.

Theo kinh nghiệm dân gian, cua chứa nhiều chất canxi giúp trẻ nhỏ mau cứng cáp, giải độc và có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể.

Tuy có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhưng khi ăn, bạn cần phải lưu ý một số nguyên tắc sau:

Không ăn cua đã chết

Khi cua đã chết, trong cơ thể cua có nhiều thành phần hóa học mang tên histidine (có công thức phân tử C3H3N2CH2 (NH2)CO2H), khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, nôn mửa. Cua càng chết lâu thì lượng histamine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn.

                             

Không ăn cua đồng đã chết vì có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ (ảnh minh hoạ)

Không ăn cua chưa nấu chín

Nhiều người truyền miệng, cua đồng rửa sạch, giã lấy nước cốt uống khi cua còn sống sẽ giúp cơ thể dẻo dai, mạnh xương cốt. Điều này hoàn toàn sai lầm. Sự thật là trong thịt cua còn sống có chứa nang trùng “lungfluke” (đỉa phổi). Nếu không qua nấu chín mà ăn như vậy rất dễ bị đỉa phổi xâm nhập vào phổi, lên não dẫn tới ho ra máu, co giật, bại liệt.

Phụ nữ có thai không nên ăn cua đồng

Theo lương y Nguyễn Văn Quảng, Hội Đông y Việt Nam cho hay, y học cổ truyền khuyên phụ nữ có thai hạn chế ăn cua bởi theo quan niệm của Đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, hoạt huyết là thuốc để chữa chứng đau ngã, sưng, làm tan máu kết cục… nên người có thai yếu, hay sẩy thai không nên ăn vì sợ ảnh hưởng tới thai nhi.

Bác sĩ Hoàng Xuân Long, chuyên viên cao cấp Bộ Y tế cho biết, phụ nữ có thai không nên ăn cua đồng vì trong cua đồng có chất có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng. Thai nhi có tính chất như một khối cục nên ăn nó có tác dụng đẩy thai, gây sẩy hoặc sinh non.

Người bị dị ứng

Theo dân gian, những người có thể trạng dễ bị mẩn ngứa, mề đay nên hạn chế đồ ăn tanh. Một số người dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người, có thể xử trí bằng phương thuốc Nam gồm: hoàng bá 16g, tía tô 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g,kinh giới12g, sài hồ 12g, đinh lăng 16g, cành châu 16g, cam thảo đất 16g, cỏ mần trầu 12g, cát căn 16g, rau má 16g, bạch thược 12g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần. Tác dụng: chống dị ứng, giải độc, trừ tà.

 Người bị cảm lạnh, tiêu chảy

Cua tính hàn, dễ gây đau bụng, tiêu chảy.Bởi vậy, với người tỳ vị hư hàn không nên ăn nhiều cua, nếu ăn mà xuất hiện các triệu chứng trên, có thể dùng bài thuốc tía tô (15g) phối hợp với sinh khương (gừng tươi).

Thoa Nguyễn

Tổng hợp/Theo Nguoiduatin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news