Tin mới

Mục tiêu hàng đầu của ông Tập Cận Bình khi thăm Mỹ

Thứ năm, 17/09/2015, 19:16 (GMT+7)

Mục tiêu hàng đầu của Bắc Kinh trong chuyến thăm Mỹ vào 22-25/9 sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình là xây dựng sự đồng thuận về khái niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới", tờ Ta Kung Pao của Hong Kong đưa tin.

Mục tiêu hàng đầu của Bắc Kinh trong chuyến thăm Mỹ vào 22-25/9 sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình là xây dựng sự đồng thuận về khái niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới", tờ Ta Kung Pao của Hong Kong đưa tin.

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama sẽ thảo luận về những vấn đề khác nhau, từ quan hệ song phương cho đến an ninh mạng, thậm chí cả tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.

Tuy nhiên, một bài bình luận đăng trên tờ Ta Kung Pao hôm 16/9 cho rằng mục tiêu chính của ông Tập sẽ là thiết lập sự thống nhất về quan niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới" để lái quan hệ Mỹ-Trung trong 10 năm tới.

Khái niệm mơ hồ này lần đầu được đưa ra trong một tài liệu của Trường Đảng trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc từ năm 2005 nhưng ít được sử dụng cho tới khi xuất hiện trong một báo cáo tại Đại hội Toàn quốc lần thứ 18 vào tháng 11/2012. Khi ấy, ông Tập Cận Bình được bổ nhiệm làm tổng bí thư mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Vài tháng sau khi nhậm chứ chủ tịch nước, trong một buổi gặp mặt không chính thức với ông Obama tại trang trại Sunnylands, California vào tháng 6/2013, ông Tập Cận Bình đã nói rằng Trung Quốc và Mỹ "phải cùng nhau xây dựng một mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi vì lợi ích của cả người Mỹ và ngwoif Trung Quốc cũng như người dân khắp nơi trên thế giới".

Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đã có vài ngày bên nhau tại trang trại Sunnylands ở California vào tháng 6/2013. Ảnh: Tân Hoa Xã

Khái niệm này đã được Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice đề cập đến trong buổi nói chuyện tại Đại học Georgetown vào tháng 11/2013. Khi ấy, bà Rice đã nói rằng Washington đang tìm cách "hoạt động hóa một mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới" với Trung Quốc.

Đối với bà, điều này nghĩa là "quản lý sự cạnh tranh không thể tránh được trong khi tiến tới hợp tác sâu sắc hơn về các vấn đề mà cả 2 đều có lợi ích", chặng hạn như việc phi hạt nhân hó bán đảo Triều Tiên.

Bà Riêc nói thêm rằng 2 nước cũng đang cải thiện "quan hệ quân đội với quân đội" thông qua tăng cường "đối thoại an ninh chiến lược" và hợp tác trên các vấn đề như giải quyết vi phạm bản quyền, an ninh hàng hải.

Trong 6 vòng của các cuộc họp Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung vào tháng 7/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lưu ý rằng ông đã nghe về thuật ngữ "mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới" nhiều lần nhưng tin răng khái niệm này cần được xác định bởi hành động hơn là lời nói.

Mặc dù vậy, ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì vẫn nói với ông Kerry về việc thúc đẩy loại quan hệ nước lớn kiểu mới khi 2 người gặp nhau tại Washington vào tháng 10 năm đó.

Một thời gian ngắn sau đó, khi ông Obama tới Bắc Kinh dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC, ông tuyên bố rằng quan hệ nước lớn kiểu mới không đơn giản là một khái niệm và nói thêm rằng phía Mỹ sẵn lòng làm việc cùng Trung Quốc để đưa nó đi vào thực tế.

Khái niệm này vẫn còn đang được thảo luận khi bà Rice gặp ông Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hồi tháng trước. Chủ tịch Trung Quốc đã nhắc lại rằng mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới nghĩa là "không có xung đột hay đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi". Điều này lại được ông Dương Khiết Trì nhắc lại trong thời gian gần đây.

Yang Xiyu, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc ngày 15/9 nói rằng Mỹ vẫn còn do dự về khái niệm này bởi vẫn còn mâu thuẫn chiến lược giữa đôi bên.

Ông Yang tin rằng Bắc Kinh phải làm nhiều hơn nữa bằng cách làm việc tích cực để làm rõ khái niệm này. Trung Quốc không nên cố lấy đi vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trong khi Mỹ không thể cố thống trị Trung Quốc. Ông cũng nói thêm rằng ngay cả khi các vấn đề không thể được giải quyết ngay lập tức thì chí ít, họ cũng dễ quản lý chúng hơn trước.

Trang tin chính trị Trung Quốc có trụ sở tại Mỹ, Duoweis News đồng ý rằng mong muốn lớn nhất của Bắc Kinh trong chuyến thăm Mỹ lần đầu của ông Tập Cận Bình đó là: đạt được sự đồng thuận với ông Obama về khái niệm quan hệ nước lớn kiểu mới thay vì giải quyết các vấn đề cá nhân. Khi mà bất đồng giữa 2 bên vẫn tồn tại, Bắc Kinh tin rằng khái niệm này có thể mang lại thay đổi cơ bản trong bản chất các mối quan hệ. Đây la lý do tại sao chính phủ Trung Quốc lại kỳ vọng rất nhiều vào chuyến thăm của ông Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, Duoweis News tin rằng Washington vẫn xem quan hệ nước lớn kiểu mới chỉ là một khái niệm và không quan tâm tới việc cắt nghĩa nó. Washington xem trọng việc giải quyết các vấn đề cụ thể trước mắt hơn, trong khi Bắc Kinh lại để ý đến bức tranh lớn và kế hoạch dài hạn. Đây là điểm khác biệt cơ bản trong cách tiếp cận cho thấy cuộc gặp của ông Tập Cận Bình với ông Obama vào tuần tới có lẽ sẽ không được hiệu quả như mong đợi.

Bảo Linh (theo Wantchinatimes)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news