Công dân không thi hành nghĩa vụ quân sự thì tùy theo mức độ mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Báo Đời sống & Pháp luật dẫn quy định của luật nghĩa vụ quân sự thì độ tuổi được quy định như sau:
- Công dân nam đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi (Điều 12).
- Công dân nam đến 17 tuổi, có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong quân đội, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ quốc phòng, thì có thể được nhận vào học ở trường quân sự và được công nhận là quân nhân tại ngũ (Điều 13).
- Tháng 4 hàng năm, theo lệnh gọi của chỉ huy trưởng quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, công dân nam đủ 17 tuổi trong năm đó phải đến cơ quan quân sự để đăng ký nghĩa vụ quân sự (Điều 20).
Theo đó, khi đến tuổi nghĩa vụ quân sự mà trốn nghĩa vụ quân sự lần đầu sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại nghị định 120/2013/NĐ-CP cụ thể:
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
Các tân binh lên đường nhập ngũ - Ảnh: Nguyễn Tú/ Thanh Niên |
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này."
Nếu đã xử lý hành chính mà bạn không chấp hành, thì có thể bạn bị khởi tố, chịu trách nhiệm hình sự về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999:
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của mình; b) Phạm tội trong thời chiến; c) Lôi kéo người khác phạm tội.
Hành vi phạm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự được thể hiện thông qua các hành vi sau:
Công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự được hưởng Chính sách gì?
Báo Giáo Dục Việt Nam dẫn Nghị định số 13/2016/NĐ-CP ngày 19/2 quy định: Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự; khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện được hưởng nguyên lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.
Theo Nghị định, công dân không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự; khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện được đảm bảo các chế độ:
Tiền ăn bằng mức tiền một ngày ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh; thanh toán tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.
Về nguyên tắc hưởng chế độ, thời gian đi, về và thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc khám, kiểm tra sức khỏe từ 4 giờ trở lên trong ngày được tính cả ngày; dưới 4 giờ trở xuống tính 1/2 ngày.
Công dân làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự; khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chi trả.
Công dân không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban Chỉ huy quân sự cấp xã chi trả và thanh quyết toán với Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
Công dân không thuộc cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện do Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện chi trả.
Cự Giải (tổng hợp)