Tin mới

Muốn biết đường huyết cao hay thấp, nhìn vào lưỡi xem có 3 dấu hiệu này không

Thứ tư, 27/09/2023, 19:15 (GMT+7)

Người có đường huyết cao thì lưỡi sẽ có 3 dấu hiệu rất dễ nhận biết. Ngoài ra, bạn có thể chẩn đoán chỉ số đường huyết dựa trên những báo động khác của cơ thể.

Tiểu đường là một loại bệnh lý chuyển hóa mạn tính, biểu hiện chính của nó là đường huyết tăng cao. Hiện nay, có khá nhiều người bị tăng đường huyết nhưng nếu không đến bệnh viện hoặc sử dụng thiết bị chuyên dụng để kiểm tra thì khó phát hiện. Do đó, một số người không thể kịp thời phát hiện và điều chỉnh sớm, dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn.

Người mắc tiểu đường cần thường xuyên kiểm tra đường huyết, thông qua việc dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn để kiểm soát chỉ số này. Tuy nhiên, sau một thời gian chỉ số đường huyết ổn định, một số người lại lơ là, không kiểm tra, dẫn đến bị tăng trở lại mà không hề biết. Vậy có cách nào đơn giản để biết mình có đường huyết cao không? Nếu bạn muốn biết đường huyết của mình có cao không hãy nhìn vào lưỡi. Khi đường huyết cao, lưỡi thường có 3 dấu hiệu:

1. Lưỡi khô

Người bình thường có lưỡi mịn màng và ẩm ướt. Nếu bề mặt lưỡi bạn trở nên khô ráo và thiếu nước bọt, có thể đó là dấu hiệu của đường huyết tăng cao, gây ra do áp lực thẩm thấu tăng, làm cho nước bọt trên bề mặt lưỡi ngược dòng vào mạch máu. Lưỡi khô cũng có thể là dấu hiệu cho thấy đường huyết của bạn không được kiểm soát tốt, bạn cần kiểm tra chỉ số đường huyết và nên ăn thêm rau muống và mướp đắng.

Muốn biết đường huyết cao hay thấp, nhìn vào lưỡi xem có 3 dấu hiệu này không - Ảnh 1
 

2. Màu lưỡi thay đổi

Nếu là bệnh nhân tiểu đường giai đoạn đầu, lưỡi thường đỏ hơn bình thường do nhiệt trong cơ thể. Bạn có thể ăn một số thực phẩm giải nhiệt như hạt sen, bồ công anh, trà mướp đắng...

Nếu lưỡi bạn trở nên tối màu hoặc tím, thì tiểu đường đã trở nên rất nặng. Trong trường hợp này, bạn cần kiểm tra mạch máu ở phần dưới của lưỡi. Nếu mạch máu dưới lưỡi tối màu, điều này cho thấy lưu thông máu không tốt. Nếu có vết bầm hoặc nốt nhỏ dưới lưỡi, có thể đó là dấu hiệu của biến chứng, cần phải chú ý.

Muốn biết đường huyết cao hay thấp, nhìn vào lưỡi xem có 3 dấu hiệu này không - Ảnh 2
 

3. Lưỡi bám màng dày

Nếu thông thường lớp màng mỏng trên bề mặt lưỡi trở nên mờ đi, thay vào đó bề mặt lưỡi giống như đã được bôi một lớp hỗn hợp dẻo, trở nên dày và nhớp, thì đó là dấu hiệu của đờm ẩm hoặc việc kiểm soát đường huyết không tốt.

Vào thời điểm này, cần giảm lượng thực phẩm tiêu thụ, kiểm soát chế độ ăn, và nên ăn trái cây giữa hai bữa. Nếu ăn trái cây, cần giảm lượng thực phẩm chính.

Muốn biết đường huyết cao hay thấp, nhìn vào lưỡi xem có 3 dấu hiệu này không - Ảnh 3
 

Ngoài việc quan sát trạng thái của lưỡi, nếu bạn gặp phải các tình huống sau trong cuộc sống, cũng cần chú ý, có thể là triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường.

Biểu hiện sớm của tiểu đường:

1. Thường xuyên khát nước, uống nhiều nước

Khát nước và uống nhiều nước là biểu hiện điển hình của người mắc bệnh tiểu đường, chủ yếu là do nồng độ đường trong máu tăng cao khiến cho thận bài tiết ra nhiều đường, điều này sẽ làm mất đi lượng lớn nước, dẫn đến tiểu tiện nhiều. Và tiểu tiện nhiều sẽ khiến cơ thể mất nước, làm cho máu trở nên đặc quá, và người bệnh sẽ cảm thấy khát và uống nhiều nước.

2. Bị tụt cân

Do thiếu insulin trong cơ thể người bệnh tiểu đường, lượng đường glucose lớn trong cơ thể sẽ bị mất đi. Để bù vào năng lượng bị mất, cơ thể buộc phải sử dụng chất béo và protein để chuyển hóa thành đường, nhằm sản xuất nhiệt lượng đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Việc này dẫn đến việc chất béo và protein trong cơ thể bị tiêu hao quá mức, kết hợp với việc tiểu tiện nhiều làm mất các chất dinh dưỡng khác, khiến cho người bệnh Giảm cân nhanh chóng và cơ thể trở nên gầy đi.

Muốn biết đường huyết cao hay thấp, nhìn vào lưỡi xem có 3 dấu hiệu này không - Ảnh 4
 

3. Ngứa ngáy

Rất nhiều người bị tiểu đường sẽ bị khô và bong tróc da ở một số vùng, có cảm giác ngứa mãnh liệt, thậm chí ngứa đến mức khó chịu khi đi ngủ. Nhiều phụ nữ bệnh tiểu đường sẽ bị ngứa ở vùng kín.

Tóm lại, những người có huyết đường cao và người bệnh tiểu đường cần phải quan sát cơ thể của mình nhiều hơn. Nếu phát hiện có bất thường với cơ thể, có thể là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn đang biến đổi. Bạn cần đến bác sĩ ngay lập tức, để có thể kiểm soát huyết đường tốt và làm giảm tình trạng bệnh.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news