(Tinmoi.vn) Các chuyên gia Nga cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ là nhằm vào Nga và chắc chắn Mosscow sẽ có những hành động đáp trả tương ứng.
Mô hình hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ |
Thời gian qua, Mỹ đẩy mạnh việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu. Hơn nữa, Washington rất quan tâm đến việc hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Nga. Còn các chuyên gia Nga cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ là nhằm vào Nga và chắc chắn Mosscow sẽ có những hành động đáp trả tương ứng.
Theo kế hoạch, trong hai năm tới để bảo vệ châu Âu trước các mối đe dọa tấn công bằng tên lửa từ biển, lực lượng hải quân Mỹ sẽ điều bốn tàu khu trục tên lửa (BMD) đến khu vực này. Cụ thể là đầu tiên tàu khu trục Donald Cook, trang bị hệ thống chống tên lửa hiện đại nhất Aegis của M,ỹ , hướng đến căn cứ hải quân ở Rota tại Tây Ban Nha .
Trong bản báo cáo tại Hội nghị An ninh Munich, người đứng đầu Lầu Năm Góc Chuck Hagel cũng cho biết, trước đó ông đã trấn an Ba Lan để nước này sẵn sàng cho phép Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở đây. Chuck Hagel nói rằng, những thách thức toàn cầu cầu của Mỹ và châu Âu là từ Trung Đông và Triều Tiên nhưng bên cạnh đó các nước như Nga và Trung Quốc ngày càng hiện đại hóa lực lượng vũ trang cũng là một mối lo ngại hàng đầu cho hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ.
Các chuyên gia nhận định rõ ràng rằng, hiện nay tên lửa hiện đại nhất của Iran là Shahab-3M có tầm bắn không quá 1600 km nên chúng không thể tạo ra mối đe dọa với các nước châu Âu. Mặc dù, có thông tin cho biết, hiện nước Cộng hòa Hồi giáo Iran đang nghiên cứu và phát triển dòng tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu rắn Sajjil -2, nhưng thời điểm áp dụng các tên lửa này vào phục vụ trong quân đội không rõ ràng. trong ít nhất hai năm qua đã không có chuyến bay thử nghiệm của tên lửa Sajjil-2.
Chuyên gia quân sự của Nga Vladimir Yevseyev nhận định, trong những trường hợp này, rõ ràng là Mỹ triển khai ở châu Âu hệ thống phòng thủ tên lửa để có thể ngăn chặn các lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược của Liên bang Nga. Tàu khu trục tên lửa đặt trên căn cứ quân sự ở châu Âu, đặt ra một mối đe dọa tiềm ẩn đối với tên lửa đạn đạo liên lục cả ở trên biển và trên đất liền của Nga.
Moscow ban đầu phản ứng một cách có kiềm chế đối với các chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu. Ví dụ, khi biết tin Mỹ tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan thì ngay lập tức Nga vận hành một loại radar mới Voronezh DM, có khả năng cảnh báo và đo đạc chính xác các tham số mục tiêu ở phạm vi lên tới hàng nghìn km.
Nhưng ngày nay, trước tình hình mới Nga buộc phải tạo ra một tên lửa hạng nặng mới như khôi phục lại hệ thống tên lửa đường sắt từ thời Liên Xô (hệ thống này từng làm Mỹ và phương tây lo sợ), cũng như gấp rút xây dựng một kho vũ khí tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ các giếng phóng trên đất liền, điển hình trong số đó là 2 loại tên lửa ICBM Topol-M và Yars. Tất cả điều này chỉ ra rằng Mỹ và NATO đang buộc Nga phải áp dụng các biện pháp để ngăn chặn phương Tây.
Chuyên gia Vladimir Yevseyev nhấn mạnh rằng, Mỹ và Phương Tây luôn không coi Nga là một đối tác bình đẳng, và sẽ không bao giờ tồn tại một hệ thống an ninh chung giữa Nga và NATO và hiện nay, Nga đang dần lấy lại những sức mạnh quân sự có từ thời Liên Xô và chắc chắn sẽ không nhu nhược trước các hành động của Mỹ và đồng minh.
H.Y (Theo Top War)