Tin mới

Mỹ có nên chi 1 nghìn tỷ cho vũ khí hạt nhân?

Thứ bảy, 27/06/2015, 12:10 (GMT+7)

Với sự hiện đại hóa các kho vũ khí hạt nhân nhanh chóng của Trung Quốc và Nga, một số người cho là Mỹ muốn làm điều này.

Với sự hiện đại hóa các kho vũ khí hạt nhân nhanh chóng của Trung Quốc và Nga, một số người cho là Mỹ muốn làm điều này.

Mỹ có nên chi 1000 tỷ cho vũ khí hạt nhân. Ảnh: Hải quân Mỹ

Mỹ sẽ phải chi 18 tỷ USD mỗi năm, trong vòng 15 năm, bắt đầu từ năm 2021 để giữ cho các vũ khí hạt nhân của mình hoạt động, theo tin tức đăng trên military.com.

Đánh giá này được ông Kris Osborne đưa ra dựa trên lời chứng thực của Phó Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Bob Work trong buổi làm việc trước Ủy ban Quân sự Hạ viện ngày 26/6. Chủ đề của buổi điều trần này là về răn đe hạt nhân.

"Chúng tôi đã phát triển một kế hoạch để chuyển đổi hệ thống đã lão hóa của mình. Thực hiện kế hoạch này sẽ rất tốn kém. Nó được dự báo sẽ ngốn của Bộ quốc phòng trung bình 18 tỷ USD mỗi năm, từ năm 2021 đến 2035", ông Work lưu ý.

Lầu Năm Góc đang đứng giữa giai đoạn bắt đầu hiện đại hóa bộ 3 hạt nhân của mình (tên lửa trên đất liền, tên lửa phóng từ tàu ngầm, máy bay ném bom tầm xa).

Trong số các chương trình của Bộ quốc phòng để nâng cấp các phức hợp vũ khí hạt nhân, Hải quân đang cố gắng thỏa thuận với Quốc hội để thực hiện Chương trình Thay thế Ohio trị giá 80 tỷ USD (12 tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới để đưa vào phục vụ trong năm 2030).

Không quân Mỹ cũng đang đẩy mạnh phát triển Máy bay ném bom tấn công tầm xa (LRS-B) để đưa vào phục vụ trong năm 2025. Bên cạnh đó còn bắt đầu một chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa di động phóng từ mắt đất mới vfa nâng cấp 480 quả bom B61-12 (dùng có máy bay F-35A)

Theo kế hoạch hiện đại hóa do Nhà Trắng của ông Obama đề xuất, tổng chi phí của việc hiện đại hóa bộ 3 hạt nhân của Mỹ trong vòng 30 năm có thể lên tới 1 nghìn tỷ USD, trong đó 348 tỷ USD chi trong 10 năm tới.

Hiệp hội Kiểm soát vũ khí báo cáo rằng Mỹ hiện có 1.597 đầu đạn hạt nhân được triển khai và 2.800 đầu đạn vũ khí hạt nhân chiến lược không được triển khai, 500 đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Trong bài phát biểu của mình, ông Work đã cố gắng thuyết phục các nhà lập pháp về nhu cầu cấp thiết để bắt đầu hiện đại hóa lực lượng hạt nhân Mỹ khi mà các nước đối lập với lợi ích của họ có kho vũ khí hạt nhân ngày càng phát triển.

"Trong khi chúng ta cố tìm kiếm một thế giới không vũ khí hạt nhân thì chúng ta phải đối mặt với thực tế khắc nghiệt là Nga và Trung Quốc đang nhanh chóng hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân có thể đã sẵn sàng của họ - và Triều Tiên dự định phát triển vũ khí hạt nhân và các phương tiện để triển khai chúng chống lại Mỹ.  Một lực lượng răn đe hạt nhân mạnh vẫn sẽ rất quan trọng đối với an ninh quốc gia của chúng ta".

Tuy nhiên, giám đốc Chính sách giải trừ quân bị và thu nhỏ đe dọa của Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, ông Kingston Reif lại hoài nghi về kế hoạch của Lầu Năm Góc:

"Thay vì tiến lên phía trước với một kế hoạch hiện đại hóa quá tham vọng và đắt đỏ do các nhà phân tích riêng của Tổng thống và Lầu Năm Góc đưa ra, cái mà sẽ tái cấp vốn cho lực lượng hạt nhân của Mỹ lớn hơn nhiều so với nhu cầu răn đe hạt nhân của Mỹ cần. Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và Bộ Năng lượng cần kiểm tra các lựa chọn thông thường để định hình lại kho vũ khí theo những cách mà sẽ tiết kiệm hàng tỷ và vẫn cung cấp đầy đủ hơn khả năng răn đe hạt nhân. Những lựa chọn như vậy có tồn tại".

Trước đó, một nghiên cứu mới do Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tại Washington với tiêu đề  “A Competitive Strategies Approach to Defining U.S. Nuclear Strategy and Posture for 2025-2050" lập luận rằng tình hình lực lượng hạt nhân Mỹ hiện nay chưa đủ để giải quyết các thách thức an ninh trong môi trường đe dọa hạt nhân dễ biến đổi hơn và, như một hệ quả, Mỹ cần xem xét để chủ động triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Bảo Linh (Theo The Diplomat)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: quốc phòng